Bạn đang xem bài viết Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối: Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Chăm Sóc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giai đoạn cuối của ung thư gan là giai đoạn mà các khối u lúc này đã di căn ra ngoài gan, xâm lấn qua các bộ phận khác trên cơ thể như xương, thận, phổi hay mạch máu. Ở giai đoạn này thì mục tiêu sẽ tập trung giảm nhẹ đi triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
1. Vàng da, xanh xaoĐây là biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn cuối của ung thư gan, khi hầu hết bệnh nhân ung thư gan đều bị vàng da. Nguyên nhân của vàng da là do ở giai đoạn cuối các khối u gan lớn dần, chèn ép lên gan khiến cho tắc nghẽn giữa gan và ống mật. Quá trình tắc nghẽn ngày càng gia tăng khiến cho da hoặc mắt chuyển vàng, nước tiểu sẫm màu, ngứa trên da.
2. Cơ thể mệt mỏi, sụt cânỞ bệnh nhân giai đoạn cuối, dấu hiệu thường gặp nhất là cảm giác mệt mỏi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy lao lực, mệt mỏi, chán nản ngay cả khi không làm gì nặng nhọc. Với tình trạng cơ thể suy nhược cùng với việc chán ăn sẽ khiến cho bệnh nhân sút cân nhanh chóng.
3. Gan to, lách toNgười bệnh sẽ cảm nhận được gan to lên. Thậm chí các khối u gan có thể sờ thấy thông qua bề mặt bụng
4. Đau bụngTriệu chứng khó tránh khỏi đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối chính là những cơn đau bụng đột ngột và kéo dài. Điều này là do gan nằm rất gần dạ dày. Việc phát triển các khối u gan sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng. Sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt đi các cơn đau.
5. Cổ trướngTình trạng dịch tích tụ làm phình to bụng thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan thời kỳ cuối, kèm với phù chi dưới. Nguyên nhân cổ trướng là do ở giai đoạn cuối, ung thư gan làm phát sinh chất dịch trong khoang bụng khiến bụng trướng to, khó chịu.
6. Các vấn đề về tiêu hoáỞ giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ cảm thấy nôn mửa, buồn nôn. Ngoài ra bệnh nhân luôn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng mặc dù chưa ăn gì hoặc là ăn rất ít.
Ung thư gan không lây nhiễm.2 Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc ung thư gan do nguyên nhân nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, thì các virus gây bệnh này có thể lây truyền từ người sang người thông qua các con đường như truyền máu, tình dục và truyền từ mẹ sang con. Do đó, mỗi cá nhân cần chủ động phòng ngừa các bệnh viêm gan do siêu vi để phòng ngừa bệnh ung thư gan.
Có rất nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân lo sợ rằng ung thư gan có khả năng lây lan nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Thực tế thì các bệnh ung thư nói chung đều không có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc. Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm. Nên không dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.3
Tuỳ vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh cũng như là kích thước, vị trí, số lượng khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp; giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn cuối bao gồm:
Sử dụng liệu pháp miễn dịch: sử dụng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, bao gồm Tecentriq (atezolizumab) và Avastin (bevacizumab).
Xạ trị: Sử dụng nguồn năng lực bức xạ cao để tác động lên các khu vực xuất hiện khối u ác tính. Hai loại có thể được sử dụng là xạ trị chùm tia bên ngoài (EBRT) và xạ phẫu định vị thân (SBRT)
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị suy nhược, mệt mỏi, các triệu chứng khác.
Bệnh nhân ung thư gan vào những giai đoạn về sau cơ thể thường mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn. Do vậy ngoài điều trị bằng thuốc hay các phương pháp khác, người nhà cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc bệnh nhân.
Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Lựa chọn những món ăn phù hợp với sở thích người bệnh.
Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch.
Vệ sinh cá nhân.
Tái khám định kỳ, trao đổi với bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường.
Viêm Da Quanh Miệng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Viêm da quanh miệng hay tiếng anh còn gọi là Perioral (periorificial) dermatitis. Đây là một bệnh xảy ra trên da mặt khá phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng là các sẩn viêm nhỏ màu đỏ xung quanh miệng, mũi và mắt. Trong một số trường hợp đôi khi các sẩn đỏ này cũng có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục.1
Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da của lớp thượng bì (Epidermal barrier dysfunction).
Các yếu tố kích hoạt hệ thống miễn dịch innate.
Thay đổi hệ vi sinh trên da.
Vi khuẩn Fusobacteria.
Ngoài ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này như:2
Viêm da quanh miệng chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành từ 16 đến 45 tuổi. Bệnh ít phổ biến hơn ở nam giới. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở mọi lứa tuổi.2
Những người bị mắc bệnh này thường sẽ có kèm theo việc sử dụng corticoid tại chỗ hoặc qua đường hít.
Bệnh viêm da quanh miệng đa phần đều lành tính. Bệnh thường có các triệu chứng lâm sàng tự giới hạn sau vài tháng dù không điều trị gì.
Tuy nhiên đối với một số người thì bệnh lại có thể mắc dai dẳng trong nhiều năm gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt đối với những người hay sử dụng corticoid tại chỗ lại càng làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Viêm da quanh miệng cổ điển2Triệu chứng của viêm da quanh miệng cổ điển thường là các sẩn hoặc sẩn mụn nước mọc một bên hoặc hai bên ở cằm, môi trên và hốc mắt (phân bố quanh miệng, quanh mũi và quanh mắt). Ngoài ra tổn thương cũng có thể xuất hiện ở một nơi khác trên mặt như má, trán, cổ.
Các tổn thương của bệnh có thể có kèm theo cảm giác bỏng rát hoặc châm chích. Hoặc cũng có thể có bề mặt da khô và bong tróc.
Đối với viêm da quanh bộ phận sinh dục (Genital periorificial dermatitis) cũng sẽ có các triệu chứng lâm sàng tương tự. Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện ở âm hộ (đối với nữ) và bìu (đối với nam).
Tuy nhiên đa phần các tổn thương trong bệnh viêm da quanh miệng cổ điển sẽ tự khỏi và không để lại sẹo.
Viêm da quanh miệng có u hạt2Viêm da quanh miệng có u hạt là một dạng biến thể lâm sàng của viêm da quanh miệng. Với biểu hiện chủ yếu là các nốt sẩn viêm nhỏ màu nâu vàng dạng u hạt quanh mũi và miệng. Tuy nhiên đôi khi các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở vị trí khác ngoài mặt.
Viêm da quanh miệng có u hạt xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ (trước tuổi dậy thì) và gần như luôn luôn xảy ra sau khi sử dụng corticoid.
Các triệu chứng lâm sàng của căn bệnh này thường khá điển hình. Với triệu chứng chính là sự hiện diện của nhiều sẩn nhỏ, sẩn viêm, sẩn mụn nước tụ thành đám trên da quanh miệng, quanh mũi hoặc quanh mắt.
Do đó việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng và bệnh sử là chính. Ngoài ra một số yếu tố khác cũng giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh như:2
Sang thương có cảm giác bỏng rát hoặc châm chích.
Bệnh nhân từng có sử dụng corticoid tại chỗ, mũi hoặc hít gần đây.
Có các triệu chứng bệnh bùng phát sau khi ngừng sử dụng corticoid tại chỗ.
Xét nghiệm sinh thiết da cũng có thể được bác sĩ chỉ định để giúp chẩn đoán bệnh tuy nhiên khá hiếm.
Một số bệnh có thể chẩn đoán nhầm và cần phân biệt như:
Mụn trứng cá thông thường.
Rosacea.
Viêm da tiết bã.
Viêm da tiếp xúc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng.
Chốc lở.
Viêm da quanh miệng thường đáp ứng rất tốt với điều trị. Các triệu chứng thường sẽ giảm đáng kể vài tuần sau khi điều trị.
Nguyên tắc điều trị2Các nguyên tắc điều trị chung cho bệnh viêm da quanh miệng là:
Ngừng bôi tất cả các loại mỹ phẩm trên mặt bao gồm steroid tại chỗ, mỹ phẩm và kem chống nắng.
Cân nhắc ngừng sử dụng steroid tại chỗ sang loại corticoid có tác dụng yếu hơn ( do bệnh có thể bùng phát nặng hơn sau khi ngưng dùng corticoid).
Chỉ rửa mặt bằng nước ấm khi đang nổi mẩn đỏ. Khi đã hết các mẩn đỏ có thể chuyển sang dùng loại sữa rửa mặt không chứa xà phòng.
Các thuốc dùng ngoài da2Đối với bệnh nhẹ có thể được điều trị với các thuốc bôi. Các thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
Erythromycin.
Clindamycin.
Metronidazole.
Pimecrolimus.
Axit azelaic.
Các thuốc uống2Trong những trường hợp bệnh nặng hơn. Bác sĩ có thể có thể cân nhắc cho bệnh nhân điều trị với kháng sinh đường uống trong từ 6 – 12 tuần. Điều này sẽ giúp giảm việc bùng phát bệnh trở lại sau khi ngừng sử dụng corticoid tại chỗ.
Thông thường, nhóm kháng sinh Tetracycline (ví dụ: doxycycline) được khuyến khích ưu tiên để dùng điều trị bệnh. Hoặc cũng có thể thay thế với Erythromycin đường uống nếu sử dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Có thể dùng isotretinoin đường uống liều thấp nếu kháng sinh không hiệu quả hoặc có chống chỉ định.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy bệnh viêm da quanh miệng là một bệnh không quá nguy hiểm và chủ yếu ảnh hưởng ở phụ nữ. Do đó khi mắc bệnh các bạn không cần phải quá lo lắng. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ có ích cho bạn!
Bệnh Gút (Thống Phong) Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là bệnh gì?
Đặc trưng của bệnh gút những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút là gì?
Khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm;
Khớp chuyển sang màu sưng đỏ;
Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Ngoài ra, một người bị gút từ 6-12 tháng với cường dộ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các giai đoạn của bệnh gút là gì?
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:
✅ Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận.
✅ Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và thể phá hủy sụn.
Hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thấy đau khớp bất thình lình và dữ dội, bạn cần đi khám ngay. Mặc dù điều trị gút không quá khó khăn nhưng chẩn đoán chậm có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bạn phải đi cấp cứu ngay nếu bị sốt kèm đau và sưng tấy khớp, để loại trù viêm khớp do nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?
Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể.
Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc phải bệnh gút (thống phong)?
Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30-50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút (thống phong)?
Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như:
Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản;
Uống nhiều bia trong thời gian dài;
Béo phì;
Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật.
Tăng cân quá mức;
Chức năng thận bất thường;
Sử dụng một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể, chẳng hạn như:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc hóa trị liệu
Tiền sử mắc một số bệnh nhu tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.
Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gút (thống phong)?
Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Bạn có mức axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout.
Cách chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh gút chọc hút dịch khớp. Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này được kiểm tra xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán như:
Thử máu. Xét nghiệm nhằn giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không.
Chụp X-quang khớp;
Chụp CT.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gút (thống phong)?
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bạn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và Corticosteroids không có tác dụng. Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ.
Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.
Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu bạn không dùng thuốc trị gout?
Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thực tế, bệnh này không thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:
U cục tophi. Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
Sỏi thận. Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể axit uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn trong thận. Điều này sẽ gây ra sỏi thận.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gút (thống phong)?
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Giảm cân nếu bạn đang béo phì;
Ngừng uống rượu;
Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia;
Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người);
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine;
Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc;
Tránh ăn hải sản và thịt đỏ;
Bệnh gout nên ăn gì?
Đối với hầu hết các bệnh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Ở người mắc bệnh gout, việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Hãy cũng tham khảo một số gợi ý sau:
Thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua…
Nước khoáng không ga, có độ kiềm cao. Điều này giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Không uống rượu, bia, cà phê, trà
Khi được chẩn đoán bệnh gút, bạn sẽ được bác sĩ khuyên về việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Tuy thuốc allopurinol có thể giúp đào thảo bớt axit uric nhưng chế độ ăn rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát đợt gút cấp.
Khi nghi ngờ bản thân bị gút, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê toa và tư vấn cụ thể. Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh nhưng với các loại thuốc hỗ trợ và thói quen ăn uống lành mạnh, bạn hoàn toàn có khả năng khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Cách ăn uống lành mạnh trong suốt chuyến du lịch
Chỉ Số Gran Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tìm hiểu về chỉ số gran trong máu thấp: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Đảm bảo sức khỏe với Nào Tốt Nhất!
Chỉ số gran trong máu thấp là một vấn đề sức khỏe quan trọng cần được quan tâm. Trạng thái này có thể tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ số gran trong máu thấp, những triệu chứng thường gặp, nguyên nhân gây ra, và cách điều trị hiệu quả.
Chỉ số gran trong máu là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của hệ miễn dịch. Granulocytes, cũng được gọi là bạch cầu hạt nhân đa hạt, là một loại tế bào bạch cầu chủ yếu trong hệ thống miễn dịch cơ thể. Chúng giúp phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, và các tác nhân gây nhiễm trùng khác.
Chỉ số gran trong máu thấp xảy ra khi mức độ gran trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hệ miễn dịch phòng ngừa và chống lại các tác nhân gây bệnh.
Có một số triệu chứng thường gặp khi chỉ số gran trong máu thấp. Những triệu chứng này có thể bao gồm:
Mệt mỏi và suy nhược: Khi chỉ số gran thấp, cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, dẫn đến trạng thái mệt mỏi và suy nhược.
Dễ bị nhiễm trùng: Chỉ số gran thấp làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Người bệnh có thể mắc các bệnh nhiễm trùng nặng nề và kéo dài hơn.
Sự gia tăng của vi khuẩn và nấm: Khi chỉ số gran giảm, vi khuẩn và nấm có thể phát triển nhanh chóng và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Hạ sốt: Một số người có chỉ số gran thấp có thể gặp hạ sốt, do khả năng miễn dịch không đủ để đấu tranh với các tác nhân gây nhiễm trùng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chỉ số gran trong máu thấp, bao gồm:
Ảnh hưởng của thuốc và chất độc: Một số loại thuốc như kháng viêm không steroid và kháng sinh có thể làm giảm chỉ số gran trong máu. Ngoài ra, tiếp xúc với các chất độc, như chì và thuốc trừ sâu, cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số gran trong máu.
Điều chỉnh thuốc: Nếu thuốc đang dùng gây ra chỉ số gran thấp, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang thuốc khác.
Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chỉ số gran trong máu.
Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Đảm bảo sự an toàn và chăm sóc sức khỏe tổng thể cũng rất quan trọng để duy trì chỉ số gran trong máu ở mức bình thường.
Chỉ số gran trong máu thấp có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng và có thể tác động đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Việc tìm hiểu nguyên nhân và điều trị phù hợp là cần thiết để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Nếu bạn phát hiện chỉ số gran trong máu thấp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chi tiết về tình trạng sức khỏe của bạn và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra chỉ số gran thấp.
Chỉ số gran trong máu thấp có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong trường hợp này, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nh
Chỉ số gran trong máu thấp là một vấn đề sức khỏe quan trọng cần được chú ý và điều trị đúng cách. Việc theo dõi sức khỏe tổng thể, điều trị căn bệnh gốc, và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là các yếu tố quan trọng để duy trì chỉ số gran trong máu trong mức bình thường.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Hạ Kali Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Kali cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động thần kinh và cơ. Bất thường nghiêm trọng về nồng độ kali có thể huỷ hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngưng tim và tử vong. Nếu bạn đang quan tâm đến tình trạng hạ kali huyết thì không nên bỏ qua những thông tin sau đây nhé.
Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mmol/l
Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất điện giải quan trọng đối với hoạt động của tế bào thần kinh và cơ, đặc biệt là đối với các tế bào cơ tim. Thận kiểm soát lượng kali trong cơ thể, cho phép lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hoặc mồ hôi.
Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mmol/l.
Phổ biến nhất là hạ kali do mất nước quá nhiều
Một số nguyên nhân thường dẫn đến hạ kali huyết:
– Phổ biến nhất là hạ kali do mất nước quá nhiều, mất nước nặng làm mất kali ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp điển hình, đây là hậu quả của nôn và tiêu chảy, nhưng cũng có thể xảy ra ở vận động viên bị đổ mồ hôi quá mức. Mất kali còn có thể do thụt tháo hoặc quai hồi tràng.
– Một số thuốc làm tăng đào thải kali, điển hình là thuốc lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide), thuốc lợi tiểu quai (furosemide), cũng như các loại thuốc nhuận tràng. Cùng với tiêu chảy, điều trị lợi tiểu và lạm dụng thuốc nhuận tràng là các nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ kali máu ở người lớn tuổi. Các thuốc khác có liên hệ với hạ kali máu như thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc đồng vận beta-adrenergic, thuốc steroid, theophylline, aminoglycoside.
– Một trường hợp đặc biệt gây mất kali là khi nhiễm ketoacid đái tháo đường. Ngoài việc mất theo nước tiểu do đa niệu và giảm thể tích, kali còn bị mất cưỡng bức ở ống thận như là thành phần mang điện tích dương gắn với ketone, β-hydroxybutyrate mang điện tích âm.
– Các khiếm khuyết di truyền hiếm gặp ở các chất vận chuyển muối, như hội chứng Bartter hay hội chứng Gitelman cũng có thể gây hạ kali máu, theo cách tương tự như thuốc lợi tiểu.
– Hạ magie máu cũng có thể gây hạ kali máu, vì magie cần cho sự vận chuyển kali. Nguyên nhân này có thể được phát hiện khi hạ kali tiếp diễn dù đã bổ sung kali. Các bất thường điện giải khác cũng có thể hiện diện.
– Các tình trạng bệnh lý dẫn đến aldosterone cao bất thường gây tăng huyết áp và mất kali qua nước tiểu, bao gồm hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing, hay các u (thường không ác tính) của tuyến thượng thận. Tăng huyết áp và hạ kali máu cũng có thể gặp khi thiếu men 11β-hydroxylase. Sự thiếu hụt này có thể bẩm sinh hoặc do ăn vào acid glycyrrhizic có trong chiết xuất của cam thảo, đôi khi được tìm thấy trong các phụ gia thảo mộc và kẹo.
Ở mức này các triệu chứng có thể xảy ra như là: tê liệt, suy hô hấp, chết cơ, tắc ruột
Hạ kali máu nhẹ thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trên thực tế, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi mức kali quá thấp. Bạn có thể cân nhắc đến hạ kali huyết khi cảm thấy các triệu chứng sau: suy nhược mệt mỏi, táo bón, chuột rút, đánh trống ngực
Mức độ dưới 3,5 được coi là thấp và bất kỳ mức nào dưới 2,5 mmol/l là mức thấp đe dọa tính mạng. Ở mức hạ kali thấp các triệu chứng có thể xảy ra như là: tê liệt, suy hô hấp, chết cơ, tắc ruột.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra rối loạn nhịp tim: rung tâm thất hoặc tâm nhĩ, nhịp tim không đều.
Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn.
Duy trì nhịp tim ổn đinh luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị hạ kali
Bệnh nhân nhập viện khi bị hạ kali máu với các triệu chứng rõ ràng sẽ được theo dõi để đảm bảo nhịp tim được duy trì ổn định.
Các bước điều trị hạ kali huyết trong bệnh viện:
– Loại bỏ nguyên nhân: Sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tiêu chảy hoặc nôn mửa hoặc thay đổi thuốc
– Khôi phục mức kali: Bạn có thể bổ sung kali để khôi phục mức kali thấp. Nhưng việc cố định nồng độ kali quá nhanh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nhịp tim bất thường. Trong trường hợp lượng kali thấp đến mức nguy hiểm, bạn có thể cần tiêm tĩnh mạch để kiểm soát lượng kali nạp vào cơ thể.
– Theo dõi nồng độ trong thời gian nằm viện: Tại bệnh viện, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra nồng độ của bạn để đảm bảo nồng độ kali không bị đảo ngược và gây ra tăng kali máu. Nồng độ kali cao cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Sau khi bạn xuất viện, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn giàu kali.
Advertisement
bổ sung magie vì mất magie có thể xảy ra cùng với mất kali.
Chế độ ăn uống giàu kali có thể giúp ngăn ngừa và điều trị kali trong máu thấp
Liên hệ với nhân viên y tế nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 24 tiếng. Phòng ngừa mất nước để tránh xảy ra tình trạng hạ kali huyết.
Thực hiện một chế độ ăn uống giàu kali có thể giúp ngăn ngừa và điều trị kali trong máu thấp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn hợp lý. Các thực phẩm giàu kali như: quả bơ, khoai lang, khoai tây, nước dừa, dưa hấu, các loại đậu trắng,…
Chú ý bổ sung lượng kali hợp lý vì dung nạp quá nhiều kali cũng gây ra tăng kali máu, đây cũng là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin sức khỏe bổ ích. Hãy quan tâm chú ý đến sức khỏe, cũng như có chế độ ăn uống luyện tập nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa hạ kali huyết nhé.
Nguồn: healthline, wikipedia
Giảm Tiểu Cầu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm thấp.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm tiểu cầu ở trẻ em là giảm tiểu cầu do miễn dịch. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tiểu cầu. Trẻ em mắc bệnh này thường có tiền sử bị nhiễm trùng gần đây.1 2
Hầu hết trẻ mắc bệnh suy giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính đều hồi phục trong vòng sáu tháng mà không cần điều trị. Cho đến khi khỏi bệnh, trẻ cần tránh chơi các môn thể thao vận động hoặc các hoạt động có thể gây chấn thương vùng đầu.1
Nguyên nhân ít phổ biến hơn gây giảm tiểu cầu ở trẻ em là các bệnh ở vùng tủy xương như bệnh bạch cầu. Ngoài ra các bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống hoặc rối loạn tủy xương do di truyền cũng có thể gây giảm tiểu cầu.3 4 5 6
Một số trẻ bị giảm tiểu cầu không bao giờ có các triệu chứng chảy máu. Đối với những bé có triệu chứng thì chúng có thể bao gồm:1 7
Dễ bị bầm tím.
Những đốm nhỏ màu tím trên da (gọi là đốm xuất huyết hoặc ban xuất huyết).
Chảy máu mũi.
Chảy máu nướu răng.
Có máu trong nước tiểu hoặc phân.
Kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn và kéo dài lâu hơn (ở bé gái).
Chảy máu kéo dài dù chỉ bị một vết cắt nhỏ.
Nếu có chấn thương ở đầu có thể gây chảy máu ở não (trường hợp này hiếm gặp).
Trẻ em bị giảm tiểu cầu nhẹ có thể không có triệu chứng gì.
Một số nguyên nhân phổ biến gây giảm tiểu ở trẻ em bao gồm:1 7
Bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Nhiễm trùng.
Bệnh lý di truyền.
Tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc hóa chất độc hại.
Bệnh suy tủy xương (thiếu máu bất sản).
Bệnh ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu (ung thư máu) hoặc ung thư hạch.
Nếu bác sĩ nghi ngờ giảm tiểu cầu, họ có thể tiến hành một số xét nghiệm. Chẳng hạn, xét nghiệm máu có thể xác định chẩn đoán và có thể đưa ra một số thông tin về tình trạng gây nên vấn đề này. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết tủy xương trong một số trường hợp hiếm gặp.7
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm tiểu cầu ở trẻ. Tình trạng giảm tiểu cầu có thể cải thiện nếu tìm ra được nguyên nhân và điều trị. Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu có thể bao gồm sử dụng thuốc và truyền máu hoặc truyền tiểu cầu.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính, trẻ có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ cao chảy máu nhiều, có thể được điều trị bằng phương pháp truyền máu hoặc truyền tiểu cầu.
Ngoài ra, bệnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc, bao gồm: corticoid, gamma globulin hoặc thuốc ức chế miễn dịch.1 7
Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối: Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Chăm Sóc trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!