Bạn đang xem bài viết Tắc Do Ráy Tai Và Cách Phòng Ngừa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tắc do ráy tai xảy ra khi ráy tai tích tụ trong tai của bạn trở nên quá khó để rửa trôi một cách tự nhiên. Ráy tai là một thành phần hữu ích và tự nhiên trong bảo vệ của cơ thể bạn. Nó giúp làm sạch, bôi trơn và bảo vệ ống tai. Bằng cách giữ lấy bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của tắc do ráy tai có thể bao gồm:
Đau tai.
Cảm giác đầy bên tai bị tắc.
Ù tai.
Giảm thính lực một bên tai.
Chóng mặt.
Ho.
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng tắc do ráy tai, hãy đến khám bác sĩ.
Loại bỏ ráy tai được thực hiện an toàn nhất bởi bác sĩ. Ống tai và màng nhĩ của bạn rất mỏng manh, có thể bị tổn thương dễ dàng do ráy tai dư thừa nhiều. Đừng cố gắng tự lấy ráy tai bằng bất kỳ dụng cụ nào đặt vào ống tai.
Ráy tai được tiết ra bởi các tuyến vùng da nằm ở nửa ngoài của ống tai. Ráy tai và những sợi lông li ti trong ống tai giúp giữ lại bụi và các hạt lạ khác. Những vật có thể làm hỏng các cấu trúc sâu hơn, chẳng hạn như màng nhĩ của bạn.
Bình thường, một lượng nhỏ ráy tai được tiết ra. Sau đó bị rửa trôi hoặc rơi ra khi ráy tai mới được tiết ra để thay thế. Nếu bạn tiết ra quá nhiều ráy tai hoặc nếu ráy tai không được làm sạch hiệu quả, nó có thể tích tụ và làm tắc ống tai của bạn.
Tắc nghẽn ráy tai thường xảy ra khi mọi người cố gắng tự làm sạch tai bằng tăm bông hoặc các vật dụng khác. Điều này thường chỉ đẩy ráy tai sâu hơn vào tai, thay vì lấy nó ra.
1. Loại bỏ ráy tai dư thừa đang làm tắc nghẽn ống taiCác biện pháp tự chăm sóc sau có thể giúp bạn:
Làm mềm ráy tai. Sử dụng ống nhỏ mắt để nhỏ một vài giọt dầu em bé, dầu khoáng, glycerin hoặc oxy già vào ống tai của bạn.
Dùng nước ấm. Sau một hoặc hai ngày, khi ráy tai được làm mềm, sử dụng ống tiêm bóng cao su để nhẹ nhàng phun nước ấm vào ống tai. Nghiêng đầu và kéo vành tai ngoài lên trên và ra sau để làm thẳng ống tai. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên để nước chảy ra.
Lau khô ống tai. Khi hoàn tất, nhẹ nhàng làm khô tai ngoài bằng khăn hoặc máy sấy cầm tay.
Bạn có thể cần phải lặp lại quy trình làm mềm ráy tai này một vài lần để loại bỏ được phần ráy tai dư thừa trong ống tai. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể tác động tới phần ráy tai ở phía ngoài. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau một vài phương pháp, hãy đi khám bác sĩ.
Bộ dụng cụ loại bỏ ráy tai có sẵn trong các cửa hàng cũng có thể có hiệu quả trong việc loại bỏ sự tích tụ ráy tai. Hãy trao đổi bác sĩ để được tư vấn về cách lựa chọn đúng và sử dụng các phương pháp loại bỏ ráy tai khác.
2. Đừng cố lấy hết ráy tai raKhông nên cố gắng đào bới ráy tai quá mức bằng các vật dụng có sẵn, chẳng hạn như kẹp giấy, tăm bông hoặc kẹp tóc. Bạn có thể đẩy ráy tai xa hơn vào tai và gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc ống tai hoặc màng nhĩ.
Tắc nghẽn ráy tai là một tình trạng thường gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thói quen lấy ráy tai của thường bị sai lầm. Nếu bạn gặp phải vấn đề này và những biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và nhận những can thiệp kịp thời.
Đau Mắt Hàn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Đau mắt hàn là gì?
Đau mắt hàn là tình trạng mắt bị đau khi tiếp xúc trực tiếp với hồ quang điện được phát ra khi hàn kim loại. Tình trạng này thường xảy ra ở các thợ hàn không đeo kính bảo hộ và không cẩn thận khi làm việc.
Thông thường tổn thương mắt do tia hàn có thể tự lành sau khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên vẫn có trường hợp mắt bị nhiễm trùng, viêm, làm thay đổi thị lực hay thậm chí là có nguy cơ mất thị lực.
Nguyên nhân đau mắt hànMắt luôn là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương trên cơ thể. Khi làm việc trong môi trường độc hại, có nhiều tác động gây ảnh hưởng đến mắt thì cần phải có những biện pháp bảo vệ và phòng ngừa. Đau mắt hàn có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
Trong quá trình hàn kim loại, các bụi bẩn, mảnh vỡ từ kim loại, khói hàn đều có thể gây ảnh hưởng đến mắt, làm tổn thương giác mạc.
Các tia hàn hay còn được gọi là hồ quang điện, trong đó có chứa tia cực tím, đây là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương mắt. Nếu làm việc trong cường độ cao, tiếp xúc với tia cực tím nhiều lần thì sẽ dẫn đến tổn thương giác mạc, sưng, đau mắt.
Dấu hiệu đau mắt hàn
Mắt đau rát.
Mí mắt có tình trạng sưng đỏ.
Chảy nước mắt liên tục.
Tầm nhìn bị mờ.
Mắt cảm thấy khó chịu như đang có dị vật trong mắt.
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với tia hàn kim loại ở cường độ cao thì bạn cần theo dõi tình trạng mắt để sớm nhận ra dấu hiệu bất thường và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Cách chữa đau mắt hàn tại nhàNếu có những dấu hiệu của bệnh đau mắt hàn, bạn nên rửa mắt với thuốc nhỏ mắt nhân tạo để làm dịu giác mạc và làm sạch các bụi bẩn bám trong mắt. Sau đó dùng khăn lạnh đắp lên mắt để giảm cảm giác nóng rát cho mắt.
Khi đã thực hiện các bước trên thì bạn nên cho mắt được nghỉ ngơi để giúp mắt có thời gian hồi phục. Trong thời gian này, bạn nên tránh để cho mắt tiếp xúc với các đồ điện tử, vì ánh sáng phát ra từ các vật này rất có hại cho quá trình hồi phục của mắt.
Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 – 2 ngày tình trạng đau mắt hàn vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.
Cách phòng ngừa đau mắt hànĐau mắt hàn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà năng suất làm việc cũng bị ảnh hưởng. Những người thợ hàn nên chủ động phòng ngừa đau mắt hàn bằng các biện pháp sau đây:
Advertisement
Sử dụng đầy đủ các đồ bảo hộ cho mắt khi trực tiếp thực hiện công việc hàn hoặc thậm chí là đứng quan sát.
Nên có sự tách biệt giữa khu vực hàn với các khu vực xung quanh.
Nếu khi có triệu chứng đau mắt hàn thì tuyệt đối không được dụi mắt vì sẽ làm tình trạng đau mắt nặng hơn.
Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi vệ sinh mắt.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe HelloBacsi
Rubella Là Bệnh Gì? Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
Việc chẩn đoán sẽ khác nhau giữa các đối tượng khác nhau. Vậy bệnh Rubella có thật sự đáng lo ngại hay không. Để hiểu thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết: Bệnh Rubella có nguy hiểm hay không?
1.1. Bệnh Rubella ở trẻ lớn và người trưởng thành
Vì bệnh ở đối tượng này thường nhẹ và không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên chẩn đoán sẽ khó khăn nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Một số bệnh có biểu hiện giống Rubella gồm: nhiễm Toxoplasma, bệnh sởi nhẹ, sốt tinh hồng nhiệt…
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt Rubella với các bệnh khác có phát ban bao gồm:
Xét nghiệm máu: cho thấy sự thay đổi của tế bào máu trong tình trạng nhiễm trùng.
Tìm vi rút: bằng cách lấy dịch ở họng, nước tiểu, dịch khớp đem xét nghiệm tìm sự hiện diện của vi rút.
Các xét nghiệm tìm kháng thể: khi cơ thể tiếp xúc với vi rút sẽ kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Tìm sự tăng cao các kháng thể này trong cơ thể là bằng chứng cho việc nhiễm vi rút.
1.2. Bệnh Rubella bẩm sinh
– Phụ nữ mang thai có thể truyền vi rút cho con thông qua nhau thai. Tùy thuộc nhiễm vi rút vào giai đoạn nào của thai kì sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên thai nhi. Nếu người mẹ mắc bệnh vào 3 tháng đầu của thai kì thì khả năng thai bị dị tật là rất cao.
– Chẩn đoán thai nhi có bị Rubella bẩm sinh hay không bằng cách:
Trước khi sinh: lấy dịch ối đem xét nghiệm tìm sự hiện diện của vi rút. Ngoài ra bác sĩ còn siêu âm thai để phát hiện các dị tật bào thai như tật đầu nhỏ, gan lách to, bệnh tim bẩm sinh…
Sau khi sinh: tìm sự hiện diện của vi rút trong máu của trẻ sơ sinh. Hoặc tìm sự gia tăng kháng thể trong cơ thể là bằng chứng cho việc nhiễm vi rút.
Vì triệu chứng phát ban trùng lặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Nên khi bị phát ban, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị phát ban trong thai kì, người mẹ nên tham vấn bác sĩ sản khoa để được chẩn đoán và có kế hoạch quản lý thai kì thích hợp.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Rubella. Bệnh Rubella có thể khởi phát và tự khỏi khi không được điều trị. Nếu các triệu chứng làm cho bạn khó chịu nhiều, có thể dùng thuốc giúp giảm triệu chứng như:
Thuốc hạ sốt.
Thuốc giảm đau.
Thuốc kháng viêm nếu có viêm khớp.
Người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh.
Uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý, phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc giảm bớt các triệu chứng.
Bệnh Rubella ở trẻ sau khi sinh và người trưởng thành thường nhẹ hoặc đôi khi không có triệu chứng. Tuy nhiên nhiễm vi rút Rubella trong giai đoạn mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu mẹ mắc bệnh Rubella thì có nguy cơ cao bị sẩy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh. Mặc khác, bệnh có thể lây nhiễm cho người xung quanh và vẫn chưa có thuốc giúp điều trị bệnh. Vì vậy cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh Rubella bằng cách tiêm phòng.
Tiêm phòng vắc xin rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Tiêm phòng cho đối tượng vị thành niên, người trưởng thành. Đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và nhân viên y tế (để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân).
Vắc xin tạo ra kháng thể giúp bảo vệ bệnh ít nhất 15 năm hoặc có thể cả đời (95% trường hợp tiêm ngừa). Sau nhiều năm chủng ngừa, kháng thể bảo vệ trong cơ thể có thể không còn. Nhưng khả năng bảo vệ với Rubella của cơ thể vẫn còn.
Tác dụng phụ xảy ra khi tiêm vắc xin bao gồm: sốt phát ban, nổi hạch, đau khớp và viêm khớp (thường xảy ra ở người lớn). Tuy nhiên những các triệu chứng ở khớp thường thoáng qua và có thể tự khỏi.
Không tiêm vắc xin cho phụ nữ đang mang thai và không có thai ít nhất 3 tháng sau đó. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần có biện pháp ngừa thai hiệu quả. Ngừa thai liên tục trong vòng 3 tháng, gồm 1 tháng trước tiêm phòng và 2 tháng sau tiêm phòng.
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai cần hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt, phát ban để tránh bị lây nhiễm.
Rubella là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh ít ảnh hưởng đến trẻ sau sinh và người trưởng thành. Tuy nhiên bệnh gây biến chứng nặng nề cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Mặc khác bệnh có thể lây nhiễm cho những người xung quanh và vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cách tốt nhất là áp dụng tiêm phòng để giúp ngừa bệnh hiệu quả.
Hạ Kali Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Kali cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động thần kinh và cơ. Bất thường nghiêm trọng về nồng độ kali có thể huỷ hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngưng tim và tử vong. Nếu bạn đang quan tâm đến tình trạng hạ kali huyết thì không nên bỏ qua những thông tin sau đây nhé.
Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mmol/l
Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất điện giải quan trọng đối với hoạt động của tế bào thần kinh và cơ, đặc biệt là đối với các tế bào cơ tim. Thận kiểm soát lượng kali trong cơ thể, cho phép lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hoặc mồ hôi.
Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mmol/l.
Phổ biến nhất là hạ kali do mất nước quá nhiều
Một số nguyên nhân thường dẫn đến hạ kali huyết:
– Phổ biến nhất là hạ kali do mất nước quá nhiều, mất nước nặng làm mất kali ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp điển hình, đây là hậu quả của nôn và tiêu chảy, nhưng cũng có thể xảy ra ở vận động viên bị đổ mồ hôi quá mức. Mất kali còn có thể do thụt tháo hoặc quai hồi tràng.
– Một số thuốc làm tăng đào thải kali, điển hình là thuốc lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide), thuốc lợi tiểu quai (furosemide), cũng như các loại thuốc nhuận tràng. Cùng với tiêu chảy, điều trị lợi tiểu và lạm dụng thuốc nhuận tràng là các nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ kali máu ở người lớn tuổi. Các thuốc khác có liên hệ với hạ kali máu như thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc đồng vận beta-adrenergic, thuốc steroid, theophylline, aminoglycoside.
– Một trường hợp đặc biệt gây mất kali là khi nhiễm ketoacid đái tháo đường. Ngoài việc mất theo nước tiểu do đa niệu và giảm thể tích, kali còn bị mất cưỡng bức ở ống thận như là thành phần mang điện tích dương gắn với ketone, β-hydroxybutyrate mang điện tích âm.
– Các khiếm khuyết di truyền hiếm gặp ở các chất vận chuyển muối, như hội chứng Bartter hay hội chứng Gitelman cũng có thể gây hạ kali máu, theo cách tương tự như thuốc lợi tiểu.
– Hạ magie máu cũng có thể gây hạ kali máu, vì magie cần cho sự vận chuyển kali. Nguyên nhân này có thể được phát hiện khi hạ kali tiếp diễn dù đã bổ sung kali. Các bất thường điện giải khác cũng có thể hiện diện.
– Các tình trạng bệnh lý dẫn đến aldosterone cao bất thường gây tăng huyết áp và mất kali qua nước tiểu, bao gồm hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing, hay các u (thường không ác tính) của tuyến thượng thận. Tăng huyết áp và hạ kali máu cũng có thể gặp khi thiếu men 11β-hydroxylase. Sự thiếu hụt này có thể bẩm sinh hoặc do ăn vào acid glycyrrhizic có trong chiết xuất của cam thảo, đôi khi được tìm thấy trong các phụ gia thảo mộc và kẹo.
Ở mức này các triệu chứng có thể xảy ra như là: tê liệt, suy hô hấp, chết cơ, tắc ruột
Hạ kali máu nhẹ thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trên thực tế, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi mức kali quá thấp. Bạn có thể cân nhắc đến hạ kali huyết khi cảm thấy các triệu chứng sau: suy nhược mệt mỏi, táo bón, chuột rút, đánh trống ngực
Mức độ dưới 3,5 được coi là thấp và bất kỳ mức nào dưới 2,5 mmol/l là mức thấp đe dọa tính mạng. Ở mức hạ kali thấp các triệu chứng có thể xảy ra như là: tê liệt, suy hô hấp, chết cơ, tắc ruột.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra rối loạn nhịp tim: rung tâm thất hoặc tâm nhĩ, nhịp tim không đều.
Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn.
Duy trì nhịp tim ổn đinh luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị hạ kali
Bệnh nhân nhập viện khi bị hạ kali máu với các triệu chứng rõ ràng sẽ được theo dõi để đảm bảo nhịp tim được duy trì ổn định.
Các bước điều trị hạ kali huyết trong bệnh viện:
– Loại bỏ nguyên nhân: Sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tiêu chảy hoặc nôn mửa hoặc thay đổi thuốc
– Khôi phục mức kali: Bạn có thể bổ sung kali để khôi phục mức kali thấp. Nhưng việc cố định nồng độ kali quá nhanh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nhịp tim bất thường. Trong trường hợp lượng kali thấp đến mức nguy hiểm, bạn có thể cần tiêm tĩnh mạch để kiểm soát lượng kali nạp vào cơ thể.
– Theo dõi nồng độ trong thời gian nằm viện: Tại bệnh viện, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra nồng độ của bạn để đảm bảo nồng độ kali không bị đảo ngược và gây ra tăng kali máu. Nồng độ kali cao cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Sau khi bạn xuất viện, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn giàu kali.
Advertisement
bổ sung magie vì mất magie có thể xảy ra cùng với mất kali.
Chế độ ăn uống giàu kali có thể giúp ngăn ngừa và điều trị kali trong máu thấp
Liên hệ với nhân viên y tế nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 24 tiếng. Phòng ngừa mất nước để tránh xảy ra tình trạng hạ kali huyết.
Thực hiện một chế độ ăn uống giàu kali có thể giúp ngăn ngừa và điều trị kali trong máu thấp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn hợp lý. Các thực phẩm giàu kali như: quả bơ, khoai lang, khoai tây, nước dừa, dưa hấu, các loại đậu trắng,…
Chú ý bổ sung lượng kali hợp lý vì dung nạp quá nhiều kali cũng gây ra tăng kali máu, đây cũng là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin sức khỏe bổ ích. Hãy quan tâm chú ý đến sức khỏe, cũng như có chế độ ăn uống luyện tập nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa hạ kali huyết nhé.
Nguồn: healthline, wikipedia
Đái Tháo Đường (Tiểu Đường): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng một cách nhanh chóng, số bệnh nhân tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Năm 2023, số bệnh nhân đái tháo đường là 3.54 triệu người (khoảng 5.5% dân số), số bệnh nhân tiền tiểu đường (có rối loạn dung nạp glucose) là 4.79 triệu người (khoảng 7.4% dân số), nghĩa là cứ 7.5 người sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Dự đoán đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên chiếm 7.7% tổng dân số.
Bệnh đái tháo đường là gì?
Tiểu đường là hiện tượng lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) cũng đưa ra những con số thống kê đáng chú ý về thực trạng bệnh tiểu đường trên toàn thế giới như sau:
Mỗi năm thế giới có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, chỉ tính riêng số trẻ em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 trong độ tuổi 0 – 19 tuổi là hơn 1 triệu.
Khoảng 2/3 số bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi cũng không ngừng gia tăng.
Cứ 6 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong vì các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Các loại tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường có 2 thể chính:
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi
Tiểu đường tuýp 2
Đây là thể bệnh phổ biến nhất, gặp nhiều nhất ở người trên 40 tuổi và có xu hướng dần trẻ hóa. Số bệnh nhân ở thể này chiếm đến 90 – 95% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân khó phát hiện.
Ngoài hai thể chính trên, bệnh tiểu đường còn một thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, gọi là tiểu đường thai kỳ. Ở phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone sẽ tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến tiểu đường trong suốt thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ cần được can thiệp điều trị hiệu quả để tránh ảnh hưởng mẹ và thai nhi
Tiền tiểu đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và tiểu đường tuýp 2. Khoảng 5-10% người tiền tiểu đường sẽ trở thành tiểu đường hàng năm và tổng cộng 70% người tiền tiểu đường sẽ thành tiểu đường thực sự và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị đúng cách, cũng như không điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng ở mức hợp lý.
Nguyên nhân: gồm nhiều yếu tố tác động như các gen nguy cơ, kháng insulin, tăng nhu cầu tiết insulin, ngộ độc glucose, ngộ độc lipid, rối loạn tiết/giảm hoạt động incretin, tích luỹ amylin, giảm khối lượng tế bào beta tuyến tụy…, kết cục là làm giảm chức năng tế bào beta tiến triển. Mức độ giảm tiết insulin và đề kháng insulin xuất hiện từ rất sớm, trước khi được chẩn đoán tiểu đường khoảng 13 năm, và tăng dần theo thời gian. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị tích cực người mắc tiền tiểu đường sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 và dự phòng các biến chứng tim mạch và biến chứng khác do tăng glucose máu (cả tăng lúc đói và sau ăn).
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1
Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:
Cảm thấy đói và mệt: Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose, tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thu và lấy năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.
Khô miệng, ngứa da: Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể bị mất nước, làm cho vùng miệng cảm thấy bị khô. Đồng thời, da khô có thể khiến bệnh nhân bị ngứa.
Sụt cân: Một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần lễ do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.
Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2
Nhiễm trùng nấm men: Cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Nấm men sẽ ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose sẽ khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân. Đó cũng chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh.
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
Glucose là một chất cần thiết cho cơ thể có trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen. Khi biếng ăn, lượng glucose trong máu sẽ hạ thấp, khiến gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu. Nhờ đó máu sẽ vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào không hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của insulin (hormone sản xuất bởi tuyến tụy) sẽ khiến glucose được hấp thụ vào tế bào, giảm nồng độ glucose trong máu. Lâu dần sẽ khiến đường huyết giảm, đồng thời khi đó tuyến tụy cũng giảm sản xuất insulin.
Có thể thấy, quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, kết quả là lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thấy rằng, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ nhẹ mắc bệnh. Hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.
Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 2
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2.
Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.
Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.
Tăng huyết áp.
Ít hoạt động thể lực
Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những kích thích để duy trì thai kỳ. Những kích thích này sẽ làm cho tế bào tăng khả năng kháng insulin. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, tuy nhiên một số trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến lượng đường vận chuyển vào tế bào giảm, lượng đường tích tụ lại trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường gồm:
Mạch máu: Việc tăng glucose máu kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu. Nếu tổn thương ở mạch máu lớn có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi. Tổn thương ở mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan như thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây suy thận mãn dẫn đến nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hay phải ghép thận, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, dị cảm ở 2 chi dưới…
Tiêu hóa: Người bệnh có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
Da: Bệnh nhân có thể thấy ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng, xuất hiện u màu vàng gây ngứa ở gan bàn chân, bàn tay, mông, viêm mủ da…
Một số biến chứng sản phụ có thể gặp nếu bị tiểu đường thai kỳ gồm:
Sản phụ có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp, và tiến triển thành bệnh tiểu đường (phổ biến là tiểu đường tuýp 2) khi về già.
Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), tiêu chuẩn dùng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường được dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose – FPG) ≥ 126 mg/dL hoặc 7 mmol/L. Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ, không được uống nước ngọt, có thể uống nước lọc.
HbA1c ≥ 6.5% hoặc 48 mmol/mol. Khuyến cáo xét nghiệm này cần được tiến hành ở phòng thí nghiệm đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trường hợp có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, ăn uống nhiều mà sụt cân không rõ nguyên nhân…) hoặc mức glucose huyết tương ở bất cứ thời điểm nào ≥ 200 mg/dL hoặc 11.1 mmol/L.
Các tiêu chuẩn dùng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường
Chẩn đoán tiền tiểu đường
Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose – IFG) trong khoảng 100 – 125 mg/dL hoặc 5.6 – 6.9 mmol/L.
Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance – IGT) ở thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g trong khoảng 140 – 199 mg/dL hoặc 7.8 – 11 mmol/L. HbA1c trong khoảng 5.7 – 6.4% hoặc 39 – 47 mmol/mol.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất mặc dù ở thể bệnh nào.
Ở thể tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.
Để bệnh không tiến triển nặng, bệnh nhân tiểu đường cần có kế hoạch theo dõi lượng carbohydrate, cũng như hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ; nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời gian, do đó bệnh cần được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.
Bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Không thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có kế hoạch tập luyện thể chất đều đặn, hợp lý.
Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uốngChế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh
Vận độngBệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia nội tiết – đái tháo đường nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại chuyên khoa Nội tiết của các bệnh viện tuyến đầu, cam kết mang đến dịch vụ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường và các bệnh lý nội tiết.
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Khuyến cáo bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường, trong trường hợp đã mắc bệnh, cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng nề.
Tai Lợn Luộc: Cách Khử Mùi Hôi Và Giữ Màu Đẹp Nhất
1. Tai lợn luộc thường làm món gì?
Tai lợn luộc được chế biến thành rất nhiều món. Đơn giản nhất, bạn có thể ăn với nước mắm tỏi ớt, nước mắm chua ngọt. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số món như nộm hoa chuối tai lợn, tai lợn ngâm mắm chua ngọt, tai lợn cuộn ngũ vị, … Kết hợp các món trên với cơm, canh hoặc ăn kiểu nhậu lai rai với bia tươi đều rất tuyệt vời.
Ảnh: Thu Uyên
2. Cách làm tai lợn luộc ngon, không bị hôiVới nguyên liệu chính là tai lợn, bạn chỉ cần chuẩn bị thêm một số loại gia vị đơn giản khác như gừng, sả để khử mùi hôi. Thời gian chuẩn bị mất khoảng 5 phút và thời gian luộc khoảng 20 phút.
Khẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian nấu Tổng thời gian
2 – 3 người 5 phút 20 phút 25 phút
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Tai lợn: 1 cái
2 quả chanh
1 bó sả
1 củ gừng
1 thìa canh tỏi băm
1 thìa canh ớt băm (có thể gia giảm tùy khẩu vị)
2 thìa canh nước mắm
1 thìa cà phê bột ngọt
1 thìa cà phê đường
Ảnh: Sưu tầm
Các bước làm chi tiếtBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dùng dao hoặc dụng cụ chuyên dụng cạo sạch phần lông quanh tai heo và các chất bẩn.
Để khử mùi hôi, bạn dùng 1/2 quả chanh chà lên tai heo, sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng.
Chuẩn bị một tô nước, vắt 1/2 quả chanh còn lại vào tô, sau đó cho tai lợn vào ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
Gừng rửa sạch đất, thái lát mỏng.
Sả nhặt bỏ phần vỏ già, rửa sạch, đập dập.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ
Ớt bỏ cuống, rửa sạch, bỏ hạt rồi giã nhỏ hoặc băm nhỏ.
Bước 2: Luộc tai lợn
Cho tai lợn vào xoong, đổ nước ngập phần tai rồi thêm 1 thìa cà phê muối tinh. Đun trên lửa lớn đến khi sôi và nổi hết bọt bẩn thì tắt bếp, đổ nước cặn đi, rửa sạch tai lợn với nước lạnh. Lưu ý luộc mở vung để mùi hôi bay đi hết.
Bắc một nồi nước khác lên bếp, cho tai lợn, gừng thái mỏng, sả đập dập. Luộc mở vung trong khoảng 20 – 30 phút, tùy độ dày của miếng tai.
Trong khi chờ tai lợn luộc chín, bạn chuẩn bị một thau nước đá pha nước cốt chanh. Nước lạnh sẽ giúp món ăn có độ giòn sần sật, không bị nhũn. Chanh giúp tai lợn màu sắc đẹp hơn và có mùi thơm dễ chịu.
Khi tai lợn chín, bạn vớt ra và ngâm trong tô nước lạnh khoảng 10 phút. Để ráo nước rồi thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.
Lưu ý: Nhiều gia đình thường cho giấm vào nồi luộc, mặc dù tai lợn trắng hơn nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng và mùi vị của món ăn.
Ảnh: sưu tầm
Bước 3: Pha nước chấm
Cho vào bát 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh nước cốt chanh, 1/2 thìa canh tỏi băm, 1/2 thìa canh ớt băm. Khuấy đều rồi nêm nếm thêm cho vừa khẩu vị.
Ảnh: Thu Uyên
3. Thành phẩm tai lợn luộc
Tai lợn luộc ăn giòn dai sần sật, không có mùi hôi, chấm cùng mắm ớt chua cay sánh đậm. Tai lợn luộc cũng có thể làm các loại nộm hoặc bóp thính.
Ảnh: Phạm Hồng Phương Trang
4. Mẹo chọn tai lợn ngonTai lợn cần phải chọn kĩ để tránh mua phải phần thịt hôi. Khi chọn, bạn nên tìm mua những phần tai có màu sáng, tươi, hồng hào, không bị thâm đen hay xỉn màu. Một số trường hợp nếu bạn mua là tai lợn mán, phần tai có thể có màu đen tự nhiên.
Tai lợn ngon có độ cứng vừa phải, khi nhấn tay sẽ có sự đàn hồi trở lại, cầm chắc tay. Đặc biệt, bạn nên chú ý mùi của tai heo. Tai heo không có mùi ôi hay mùi lạ khác là tai heo ngon và không bị bơm hóa chất.
Ảnh: sưu tầm
Đăng bởi: Thảo Nguyễn Thị Nguyên
Từ khoá: Tai lợn luộc: Cách khử mùi hôi và giữ màu đẹp nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Tắc Do Ráy Tai Và Cách Phòng Ngừa trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!