Xu Hướng 9/2023 # Say Tình Bông Gạo Đỏ # Top 14 Xem Nhiều | Gxpp.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Say Tình Bông Gạo Đỏ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Say Tình Bông Gạo Đỏ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thẳm sâu trong tâm thức mỗi người là cái gì đó rất đỗi thân quen, là những điều nhắc về trong vô thức. Nó khoắc khoải như nỗi nhớ hoài niệm, chợt bật ra như tiếng thở đầu môi. Hoài niệm về người, hoài niệm về mùa, về những kí ức dâng dâng, về loài hoa quen thân rơi lác đác trong tâm trí – mùa hoa Gạo đỏ.

Xao tình màu hoa Gạo. -Ảnh: DuongThuyNguyen

Hoa Gạo có một cái tên khác rất hay, đó là hoa Mộc Miên. Đã không biết bao nhiêu ngày lòng tôi liêu xiêu trước cái tên ấy, màu hoa ấy, góc trời đỏ hoa ấy. Hoa Gạo trở đi trở lại trong những câu hát nằm lòng mà đôi khi gọi về trong vô thức. Ai xem phim “người Hà Nội” hẳn biết bài “chị tôi” với những câu dưng dưng:

Thế là chị ơi

Rụng bông hoa gạo

Ô hay, trời không nín gió

Cho ngày chị sinh

Hoa Gạo gửi lòng những nỗi niềm người con gái. -Ảnh:Đinh Văn Linh

Loài hoa mang trong mình nỗi truân chuyên. Bắt đầu từ trong chính sự tích về nó. Ấy là chuyện tình yêu của chàng trai nghèo và cô sơn nữ xinh đẹp. Họ cách xa nhau vì chàng trai phải ở lại trời giúp thần Sấm làm mưa. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thuỷ chung.

Hoa Gạo bắt đầu sự tích với câu chuyện tình yêu. -Ảnh: Chuot_beo

Cô gái nhớ người yêu ngày ngày ra cây nêu mà ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: “Xin người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thoả nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống. Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Người ta gọi đó là hoa Gạo, loài hoa đỏ rực như tình yêu nồng thắm.

Sắc đỏ rực của hoa Gạo là sắc của tình yêu nồng thắm. -Ảnh: Hệ Trần Văn

Hoa Gạo, ấy cũng chính là loài hoa cho lửa tình nồng nhiệt và sự thủy chung. Nhiều người lấy tên hoa Gạo đặt tên cho con gái của mình – Mộc Miên. Ấy là mong ước về cái vẻ đẹp dịu dàng, truyền thống, sắt son nhưng cũng đầy mãnh liệt.

Hoa Gạo – cái vẻ đẹp dịu dàng, truyền thống, sắt son nhưng cũng đầy mãnh liệt. -Ảnh: HaiThinh

Hoa Gạo có nhiều ở các làng quê Bắc Bộ. Hình ảnh hoa Gạo gắn với những màu ngói rêu, những đường làng, những đồng ruộng khiến người ta nao nao, xao xuyến lòng. Hoa Gạo ấy mà mộc mạc, mà giản dị như chính tâm hồn thôn quê. Ta bắt gặp hoa gạo nơi ngoại thành Hà Nội, Nam Định, nơi cố đô Hoa Lư, nơi chùa Hương suối Yến, nơi thổn thức những kí ức quê nhà.

Không gian xưa nhuốm màu hoa Gạo. -Ảnh: Vietanhhp

Hoa Gạo một góc chùa Hương. -Ảnh: An Nghiem Xuan

Đường trải hoa Gạo ở Mỹ Đức. -Ảnh:DuongThuyNguyen

Hoa Gạo làm ta nhớ tới tuổi thơ. Hoa Gạo làm ta miên man trong những dòng kỉ niệm. Hoa Gạo gợi nhớ quê hương, gợi nhớ những dáng hình khắc sâu trong tâm khảm từ tấm bé. Ai xa quê hương, ai trở về giữ những màu đổi khác. Tìm về hoa Gạo như tìm lại cái hơi ấm thân quen. Mối dây thân tình từ những hình ảnh bình dị thế.

Bóng gạo nơi cố đô xưa. -Ảnh: Janlie Tran

Mối thân tình với quê hương trên những chùm hoa gạo. -Ảnh: Vietanhhp

Bóng Gạo hòa bóng chiều thôn quê. -Ảnh: Thành NC

Ta say đắm lòng hoa gạo trong những nét hoài xa xưa và cũng vấn vương loài hoa ấy với những góc trời Tây Bắc rực đỏ. Hoa Gạo giữa núi rừng. Hoa Gạo hát lên cái khát vọng tự do và yêu thương mãnh liệt. Hoa Gạo sống đẹp tình, đẹp sắc núi đồi.

Màu hoa của núi rừng. -Ảnh: Hệ Trần Văn Sắc hoa hòa vào sắc núi. -Ảnh: Đinh Văn Linh

Loài hoa ấy, loài hoa ấy. Chỉ nhìn sắc đỏ kia thôi ta đã thấy lòng cuộn dâng những cảm xúc mãnh liệt. Cây Gạo của mùa đông trơ cành lá, khẳng khiu giữa góc trời. Cây Gạo mùa về ôm tất thẩy những nhiệt thành hóa thành khung trời rực cháy. Hoa Gạo không rơi thì thôi, đã rơi thì người ghé qua chỉ còn nước ngẩn ngơ mà ngắm nhìn đến quên ngày tháng.

Ngẩn ngơ ngắm màu hoa Gạo mà quên đi ngày tháng. -Ảnh: M_Hùng kts

Hoa Gạo cứ thế, dạt dào cảm xúc mà truyền tình yêu qua những miền, mà gửi hồn vào lời thơ câu hát. Biết bao nhà thơ, biết bao nhạc sĩ “chẳng hiểu nổi mình” mà si mê hoa Gạo đến ngây lòng.

Hoa Gạo gắn với những dòng cảm xúc dào dạt. -Ảnh: Táo Trân

Hoa gạo trong cái miên man buồn đẹp đẽ của thơ Phan Huyền Thư:

“Xa xôi trong tay người.

Lã chã hoa gạo.

Em nhập nhòe chạy trong mưa đêm.

Anh lập lòe đi tìm hoa gạo”.

Miên man tình hoa gạo. -Ảnh: Chuot_beo

Hoa gạo trong tâm tưởng của nhà thơ Lưu Quang Vũ gợi nhắc về một người con gái của ngày chưa xa:

“Anh làm sao quên được những con đường.

Lá vàng rơi trên cỏ.

Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ”.

Màu gạo – màu cảm xúc du miên. -Ảnh : Hệ Trần Văn

Hoa gạo trải lòng mình trên những mảnh hồn đất nước. Trên những tâm tình người yêu “chùm khế ngọt” “con diều biếc” trong lời Hoàng Cầm  “Hoa gạo đầu đình vẫy mãi người xa quê”.

Và màu gạo – ấy chính là màu quê hương. -Ảnh: Hệ Trần Văn

Màu hoa gạo giữa thành phố có lẽ xa xôi. Nhưng đi ra khỏi cái vòng quay kia chỉ một vài bước. Ghé lại những mảnh quê nơi ngoại thành, nơi Tây Bắc, ta lại gặp màu hoa lửa, lại có dịp thổn thức, xuyến xao. Lòng trôi theo những yêu thương bình dị, hồn để gửi gắm trong mỗi mùa hoa tháng Ba về.

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..

Đăng bởi: Nguyễn Đức Thuận

Từ khoá: Say tình bông Gạo đỏ

Súp Bí Đỏ Hạt Sen

Súp bí đỏ hạt sen là một món ăn ngon ngọt có nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe mọi người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Hôm nay, NGHEBEP.COM sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu súp bí đỏ hạt sen cho bé đơn giản và vô cùng hấp dẫn.

Từ lâu, bí đỏ và hạt sen được biết đến là hai loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chính vì vậy đây sẽ là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để bạn lựa chọn chế biến nên những món ăn bổ dưỡng chăm sóc sức khỏe cả gia đình và bé cưng. Có nhiều cách nấu canh bí đỏ khác nhau như: Canh bí đỏ với tôm khô, canh bí đỏ đậu phộng hay canh bí đỏ với cua… Tuy nhiên, canh bí đỏ hạt sen mang lại hương vị thơm ngon gấp bội phần chắc chắn sẽ làm cho bé cưng tò mò và háo hức muốn được thưởng thức. Nào hãy bắt tay vào thực hiện nấu món ăn ngon với cách nấu súp bí đỏ hạt sen cho bé rất thơm ngon và bổ dưỡng này thôi!

Súp bí đỏ hạt sen hấp dẫn bé yêu. Ảnh: Nguồn Internet

Nguyên liệu

300g bí đỏ

200g hạt sen

500g sườn non heo

100g ngò rí

Hành tím

Gia vị : Muối, tiêu xay, nước mắm ngon, dầu ăn, đường, bột ngọt

Các bước thực hiện

Bước 1: Sườn non khi mua về, bạn đem rửa sạch và chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, cho sườn vào tô lớn và ướp với tiêu xay, bột ngọt, đường, hành tím băm nhỏ, nước mắm ngon. Để trong khoảng thời gian 20 phút cho sườn non thấm gia vị sẽ giúp món canh thơm ngon, ngọt nước dùng hơn. Khi thực hiện món ăn này, bạn nên chọn mua sườn non tươi mới và có màu trắng hồng.

Bước 2: Đặt nồi lên bếp cho nóng, cho dầu vào, khi dầu ăn nóng thì bạn cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm vàng. Sau đó, cho sườn non đã ướp gia vị vào xào săn thịt. Khi thịt săn lại bạn cho nước lọc vào nấu để lấy nước dùng. Lưu ý, bạn nên đun lửa vừa và thỉnh thoảng nên vớt bọt thường xuyên cho nước dùng được trong.

Bước 3: Bí đỏ sau khi mua về bạn đem gọt sạch vỏ, lấy hết hạt và ruột sau đó rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Đối với hạt sen, bạn lột vỏ ngoài hạt sen, dùng tăm xuyên qua hạt sen đẩy tim sen đắng ra ngoài rồi cho hạt sen vào tô sạch.

Bước 4: Khi nước dùng sườn non sôi lên, bạn cho bí đỏ, hạt sen vào hầm cho đến khi bí đỏ, hạt sen chín mềm và bạn khuấy đều tay đến khi món súp có độ sền sệt là được. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn rắc ngò rí cắt khúc nhỏ vào tạo mùi thơm cho món canh.

Đăng bởi: Thạch Lâm Nhã Linh

Từ khoá: Súp Bí Đỏ Hạt Sen

Ngọt Lòng Bát Canh Bông Bí

Điều đặc biệt ở loài cây dây leo dễ trồng này là hầu hết các bộ phận của cây – từ ngọn, nụ, bông đến trái non, trái già – đều được dùng để chế biến các món ăn, trong đó ngon nhất phải kể đến là bông và ngọn bí.

Ở quê tôi ngày trước, hầu như nhà nào cũng trồng bí ngô. Từ ven bãi sông, bờ ruộng, chân đồi đến vườn nhà…, đâu đâu cũng thấy bí ngô xanh rì.

Bí ngô leo giàn, bí ngô leo hàng rào, bí ngô bò trên mặt đất…; gặp tiết trời ấm áp càng thêm tươi tốt, ngọn nào cũng mập mạp, vươn tay chắc khỏe, chẳng bao lâu mà cho bông cho quả.

Mẹ bảo bông bí cũng giống như các loại rau xanh sạch nơi vườn nhà, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Có lẽ vì thế, người quê chúng tôi luôn xem bông bí là “đặc sản”, món rau “trường thọ”, dù chế biến bất kỳ món nào: luộc, xào, nấu canh, nấu lẩu… đều làm nên những bữa cơm nhà luôn ngon miệng.

Đặc biệt, phải kể đến canh bông bí nấu cua đồng, ai đã ăn một lần chắc chắn sẽ muốn được ăn nữa, ăn mãi.

Mùa bông bí nở, mẹ hái những bông đực còn nguyên cuống (giữ lại bông cái để cho ra quả). Mẹ bảo bông bí có vị nhạt, hơi chua, hơi chát nhưng sau khi chế biến sẽ cho vị ngọt thanh. Đây cũng được xem là phần tinh túy của cây bí, món canh sẽ ngon hơn với những bông mới bắt đầu chớm nở.

Đồng làng ngày trước nhiều cua cá đến nỗi chỉ cần ra đồng một loáng là có mớ cá, giỏ cua mang về. Mùa bí nở bông, cứ hôm nào không phải đi học, chị em tôi lại rủ nhau đi bắt cua, vì đứa nào cũng “nghiện” món canh cua bông bí mẹ nấu.

Mẹ kể mẹ quen ba vào mùa bông bí nở. Hôm đó, ba có việc sang làng Tiên Hòa (quê ngoại) phụ giúp nhà người quen sát bên nhà ngoại. Vào bữa cơm trưa, mẹ bưng tô canh bông bí nấu cua sang biếu, chẳng ngờ ba ăn một lần mà nhớ mãi.

Để rồi sau đó, hai người đến với nhau. Mỗi lần kể lại chuyện tình yêu của mình, ba cười nắc nẻ, giọng khoái chí: “Cũng nhờ có ba mà chị em con mới được ăn món canh bông bí nấu cua ngon hết sẩy còn gì!”. Chúng tôi thấy chí lý nên sung sướng cười ngặt nghẽo.

Với chị em tôi, canh bông bí nấu cua đồng giản dị, ngọt mát mẹ làm cho đến bây giờ vẫn là món ngon nhất. Nhớ món canh, tôi nhớ cả đôi bàn tay tảo tần của mẹ, nhớ những gì thương thuộc nơi quê nhà yêu dấu!

Theo Người lao động

Đăng bởi: Độ Đinh Bá Đức

Từ khoá: Ngọt lòng bát canh bông bí

Món Ngon Xứ Thanh Say Lòng Thực Khách

Mắm tôm vừa là gia vị, vừa là nước chấm quan trọng của nhiều món ăn ngon. Thanh Hóa – vùng đất tươi đẹp có “núi cao vót, sông lớn lượn quanh” là quê hương của món đặc sản mắm tôm đậm đà, mặn mòi mùi biển. Mắm tôm Thanh Hóa có gì ngon và khác biệt? Cùng tìm hiểu cách ủ, pha mắm thơm ngon chuẩn vị.

1. Cảm nhận hương vị đặc trưng của mắm tôm Thanh Hóa

Mắm tôm từ lâu đã là món đặc sản Thanh Hóa nổi tiếng khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Món ngon Thanh Hóa mắm tôm vừa là gia vị, vừa là thứ nước chấm thơm ngon có mặt trong căn bếp của nhiều gia đình Việt.

Khác với những vùng khác, mắm tôm ở Thanh Hóa mang hương vị mặn mòi, đặc trưng của vùng duyên hải nhiều nắng gió. Xuất thân từ vùng đất “nước mắm tiến vua”, mắm tôm Thanh Hóa ngon có thời gian ủ mắm đủ lâu, công đoạn ủ mắm kỳ công cùng bí quyết pha mắm được giữ gìn qua nhiều thế hệ, làm nên thứ đặc sản nổi tiếng, hội tụ tinh hoa đất trời và con người Thanh Hóa.

2. Công thức mắm tôm xứ Thanh ngon tuyệt hảo

Mắm tôm là đặc sản của tỉnh nào? Cách làm mắm tôm có khó không? Mắm tôm – đặc sản Thanh Hóa không quá khó làm nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm mắm tôm

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Tôm đồng loại nhỏ: 1kg

Muối hạt to: 0,5kg

Rượu trắng: 20ml 

Dụng cụ để đựng: rổ rá, âu sành, sứ hoặc hũ đựng có nắp đậy, máy xay sinh tố hoặc dụng cụ giã đập. 

2.2. Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, làm sạch tôm

Sau khi mua tôm về, bạn cho tôm ra một chiếc rổ lớn để nhặt sạch rác, tạp chất lẫn vào. Lưu ý phải nhặt sạch nếu không sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của mắm.

Sau khi nhặt xong, bạn mang tôm đi rửa thật sạch rồi vớt ra rổ để ráo nước. 

Bước 2: Xay tôm

Cho phần tôm đã ráo nước vào máy xay cùng muối hột và rượu trắng. Xay hỗn hợp trên đến khi thật mịn. Lưu ý: Trong quá trình xay không cho thêm nước. Nếu cho nước vào mắm ủ sẽ bị hôi, hỏng, không ngon.

Nếu nhà không có sẵn máy xay, bạn có thể giã nhuyễn tôm thay vì xay. Tuy nhiên, cách này khá tốn thời gian và mắm sau khi làm sẽ không được ngon. 

Bước 3: Ủ mắm

Đem hỗn hợp tôm muối rượu vừa xay xong cho vào âu sành, hũ sứ, đậy kín nắp. Lưu ý không cho không khí lọt vào. Để âu mắm ở nơi khô thoáng. Ủ mắm trong thời gian từ 5 – 6 tháng. Từ 4 – 5 tháng là bạn đã có thể dùng được mắm tôm nguyên con. 

Lưu ý: Để mắm lên men chuẩn thì bạn nên đưa âu mắm ra phơi nắng từ 4 – 6 tiếng vào những ngày có nắng.

2.3. Cách pha mắm tôm ngon

Chuẩn bị nguyên liệu:

Mắm tôm: 2 muỗng canh. Lưu ý: Nên chọn mắm tôm xanh có mùi đặc trưng, mắm pha sẽ ngon hơn

Dầu ăn: 2 muỗng canh

Đường: 1 muỗng cà phê

Rượu trắng: 1/2 muỗng cà phê

Chanh hoặc quất: 1/2 quả

Ớt tươi xay: 1 muỗng cà phê

Hành tím băm nhuyễn: 1 củ

Pha mắm tôm:

Đặt chảo lên bếp cho ráo, sau đó cho dầu ăn vào. Khi dầu sôi thì cho hành tím băm nhuyễn vào phi vàng.

Cho mắm tôm vào một cái bát nhỏ, sau đó cho rượu, đường, vắt chanh vào và dùng đũa khuấy nhanh tay cho tới khi sủi bọt tăm. 

Đổ bát hỗn hợp mắm tôm vừa pha vào chảo dầu đã phi thơm, đun nóng lên rồi cho ra bát. Cho thêm ớt tùy khẩu vị thích cay ít hay cay nhiều. 

Vậy là bạn đã có được bát mắm tôm ngon lành. Mắm ăn cùng bún đậu, chấm thịt luộc đều rất ngon. 

3. Địa chỉ bán mắm tôm ngon nhất Thanh Hóa dành cho du khách 3.1. Mắm tôm giọt vàng Hải Tiến

Mắm Hải Tiến là thương hiệu mắm lâu đời nổi tiếng tại Thanh Hóa. Nơi đây có nghề làm mắm truyền thống tồn tại hơn 100 năm được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Từng giọt mắm thơm ngon, mặn mà được làm nên từ công thức bí truyền cùng sự cải tiến và phát triển không ngừng của nghề làm nước mắm Thanh Hóa.

Mọi công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu đến công thức muối mắm, ủ mắm, lọc, đóng chai đều được chú trọng nhằm mang đến khách hàng những chai mắm ngon, đậm đà. Mắm tôm Hải Tiến khi chín tới có mùi thơm, không hề tanh và không có mùi vị lạ, rất thơm ngon.

Hiện tại, mắm tôm giọt vàng Hải Tiến đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Mắm được đóng chai trọng lượng 1kg có giá khoảng 80.000 VNĐ/chai/kg.

Thôn Bắc Sơn, Hoằng Phụ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Tại Hà Nội: Số 2 – Ngõ 285 Khuất Duy Tiến, Cầu Giấy, Hà Nội

3.2. Mắm tôm ngon Ba Làng

Làng Ba Làng thuộc phường Hải Thanh, Nghi Sơn, Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm mắm truyền thống. Thuộc vùng duyên hải, nơi đây có nguồn hải sản dồi dào nên từ xa xưa làng đã làm mắm. Nghề mắm truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Hiện nay, sản phẩm nước mắm Ba Làng đã có mặt ở nhiều siêu thị và các chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn quốc. Mắm tôm đặc biệt Ba Làng, Thanh Hóa đóng chai bán với giá khoảng 40.000 VNĐ/chai/500gr.

Nước Mắm Ba Làng Tươi Dương: Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Nước mắm Liên Điệp Ba Làng: Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Nước mắm Ba Làng Thu Mai: Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Ngoài ra, khách hàng có thể mua loại mắm tôm này tại hệ thống siêu thị, chợ, các trang thương mại điện tử trên toàn quốc.

Đăng bởi: Dương Dương

Từ khoá: Mắm tôm Thanh Hóa – Món ngon xứ Thanh say lòng thực khách

Thăm Cồn Phú Đa – Xứ Sở Ốc Gạo Ở Bến Tre

Bến Tre vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng 4 con sông lớn bao bọc xung quanh (sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Ba Lai, Sông Tiền) và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chính những dòng sông lớn hiền hòa ấy đã mang nặng phù sa bồi đắp và hình thành trên xứ sở này nhiều vùng đất cồn. Trong đó không thể không nhắc đến Cồn Phú Đa.

Là một cồn nhỏ thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cồn Phú Đa có nước ngọt quanh năm, lại có nhiều phù sa bồi đắp, nên vườn cây ăn trái lúc nào cũng tươi tốt, xum xuê trĩu quả. Người dân xứ cồn đa số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nhờ chăm chỉ canh tác mà xứ này hình thành nhiều vườn chuyên canh cây ăn trái như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài tứ quý… và nhiều loại cây ăn trái suốt bốn mùa. Ở cồn Phú Đa, điều mà người dân tự hào là ở đây họ vẫn giữ được cảnh quan rất thiên nhiên hữu tình, hầu như chưa có bàn tay con người chạm vào, mọi vẻ đẹp vẫn còn nguyên vẹn đậm chất Miền Tây, khiến khách du lịch Bến Tre đến đây sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời.

Vườn trái cây trĩu quả

Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ trong lành mà còn bởi món ốc gạo đặc biệt. Cồn nằm bên dòng sông Cổ Chiên, quanh năm nước ngọt, dòng chảy ổn định, hạt cát mịn màng là điều kiện lý tưởng để con ốc gạo đến cư trú và sinh sản.

Ốc gạo là loài sinh vật sống trong môi trường tự nhiên, sinh trưởng ở một số vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang…. Cũng là ốc gạo, nhưng mỗi nơi ốc gạo có vị khác nhau. Theo nhận xét của nhiều người thì ngon nhất ngọt, béo, giòn vẫn là con ốc gạo ở cồn Phú Đa thuộc xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre. Ai đã một lần đặt chân đến vùng đất này, đều bỏ chút thời gian ghé qua xứ cồn, ngồi nhâm nhi những món ăn làm từ ốc gạo Phú Đa.

Các cụ cao niên nơi đây kể lại, trước đây, người dân vùng cù lao này nghèo lắm, nên người dân mới đặt tên cồn là Phú Đa, với mong muốn đa số người dân sẽ khấm khá lên. Vùng này nhiều ốc vô kể, cho nên người dân nghèo hồi xưa thường cào về ăn thay cơm. Ăn mãi cũng ngán nên đã đem ốc đó đến các gia đình giàu có trong vùng để đổi lấy gạo ăn. Thế là từ xưa đã hình thành “thương hiệu” ốc gạo Phú Đa.

Ốc gạo Phú Đa

Theo lời kể của những người trong nghề thì ốc gạo sống ở đáy sông (ở phần cát sình), cách mặt nước sâu khoảng 06m. Thông thường cứ cách bờ khoảng 20 mét là có ốc gạo, nước chảy xiết thì ốc vùi xuống cát sình, nước lũ lên thì ốc gạo bò lên thậm chí tận cả mé sông. Đặc biệt, mưa nhiều nước đục thì ốc gạo càng mập. Thời gian khai thác ốc gạo ở cồn Phú Đa đông ken nhất là từ tháng 5 – 7 âm lịch.

Ốc gạo xứ này sống ở đáy sông, ăn phù sa nên thơm mùi phù sa và béo ngậy. Vỏ ốc xanh mỏng, bên trong thịt đầy, giòn giòn và trắng thơm. Phần phía dưới hơi đăng đắng, nhưng khi ăn không ai lể bỏ phần này cả, vì chính cái vị đăng đắng ấy là “đặc trưng” làm cho ốc gạo Phú Đa ngon hơn.

Đến mùa bắt ốc gạo, hãy du lịch Bến Tre đến với vùng đất này để tận mắt dõi theo từng công đoạn, từng thao tác, mà đối với nghề này có thể nói như một “kỳ công lặn bắt ốc”.

Cách bắt ốc gạo dân gian mà từ xưa gọi là “lặn cồng cộc”: Cứ mỗi đôi một xuồng cùng nhau chèo ra sông tìm chỗ giữa hai vồng đất bồi nổi cao, cắm sào neo xuồng lại. Mỗi người hít lấy một hơi dài, lặn sát đáy sông cỡ vài sải sâu, bám lấy vào cây sào đã cắm, một tay dùng “lợi cào” hình cánh cung xốc xuống mặt cát đáy sông. Cứ như vậy, ốc trong cát bị xốc rơi vào lưới phía sau lợi. Lặn chừng mươi hơi, khi đã hết ốc quanh sào, hai người trồi lên, chống xuồng tìm nơi khác để bắt tiếp. Bắt ốc gạo cách này rất cực nhọc, mỗi buổi lặn hàng trăm hơi, da thịt ngấm nước mềm nhão, thỉnh thoảng bị con ốc hở môi trên cắt vào tay ngọt xớt như dao lam cứa phải. Có lẽ do lặn hụp dưới nước hoài như con cồng cộc bắt cá dưới sông, nên người ta ví cách lặn này có cái tên như vậy.

Hay dân gian còn có cách “lặn điên điển”: Thường là những người đàn bà đơn chiếc, không có người lặn đôi. Họ tìm chỗ cắm sào, neo xuồng, rồi buộc dây ngang lưng, đeo vào cổ chiếc giỏ tre, quay mặt về hướng ngược nước, hai tay đập như con điên điển. Sau đó, lấy sức lặn sát đáy sông, tranh thủ dùng hai tay quơ quào hốt ốc bỏ vào giỏ, vừa hết hơi trồi lên mặt nước, trút giỏ ốc vô xuồng rồi lặn tiếp.

Hai cách lặn dân gian trên, là những cách bắt ốc có từ thời xưa. Bây giờ người ta sáng tạo bắt ốc hiện đại hơn, bài bản và với quy mô lớn như: Họ dùng ghe gắn máy mạnh, dùng cào lớn, răng đinh, rọ dài rà sát đáy sông. Sử dụng “tời” kéo cào lên, đổ ốc vào khoang, quay ghe cào luồng khác. Tuy cách đánh bắt này không làm cạn kiệt dần nguồn ốc gạo thiên nhiên, song ít nhiều cũng có ảnh hưởng, tổn thương đến ốc gạo như: Cào răng đinh vét cả ốc nái, đâm nát vỏ ốc non, bất chấp thời kỳ ốc sinh sản…, nên ngày nay vẫn còn  rất nhiều người sử dụng phương pháp đánh bắt dân gian.

Cách chế biến món ăn từ ốc gạo rất đơn giản, tuy nhiên muốn có được ốc gạo ngon, thì cũng phải kỳ công như: Khi mua về phải ngâm rửa ốc gạo cho sạch cát, việc này đòi hỏi phải có thời gian, ngâm lâu thì ốc sẽ càng sạch. Theo cách dân gian thì khi muốn rửa ốc gạo nhanh, sạch nhớt thì bằng cách giã trái ớt cho vào nước ngâm hay dùng nước vo gạo ngâm thì ốc sẽ sạch hơn. Nhưng theo kinh nghiệm của giới chế biến và sành ăn, ngon nhất, sạch nhất, trong ốc không còn cát, thì phải dùng 01 thau nước sạch, 01 cái rổ để ốc vào ngâm vào trong thau nước, đáy rổ không chạm vào đáy thau (cách khoảng 05 cm), để ốc nhả hết cát ra, cát sẽ rớt xuống đáy thau, ốc không ngậm lại được. Thời gian ngâm để ốc nhả cát ra tốt nhất từ 03 giờ đồng hồ đến nửa ngày hay qua đêm càng tốt.

Từ những con ốc gạo được khai thác, qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị xứ cồn, đã tạo ra phong phú các món ăn từ ốc gạo, nhưng rất đỗi mộc mạc, vô cùng ngon, hấp dẫn và thú vị.

Ốc gạo có thể chế biền thành nhiều món như ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, nấu lẩu mắm, hay thậm chí là đổ bánh xèo, trộn gỏi…nhưng món ăn du khách thích nhất nhất vẫn là ốc luộc bởi vị ngọt thanh của ốc vẫn còn được giữ nguyên.

Còn gì bằng một buổi chiều ngồi nhâm nhi dĩa ốc gạo luộc chấm nước mắm tỏi ớt trên dòng sông Cổ Chiên, nghe đờn ca tài tử…

Nhiều năm nay đoạn sông Cổ Chiên chảy trên địa phận Cồn Phú Đa nơi có loài ốc gạo sống đang được chính quyền địa phương bảo vệ, ngăn không cho thuyền lớn vào, sợ tràn dầu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của loài ốc này.

Sau khi thưởng thức ẩm thực no nê, bạn có thể ghé thă đình Thần Phú Đa, nơi đây được xem là không gian văn hóa tâm linh của người dân trên cồn. Ngoài ra, miếu Bà Chúa Xứ hay nhà thờ Phú Đa cũng là điểm hành hương lý tưởng dành cho những ai muốn cầu an cho gia đình và người thân.

Đăng bởi: Lê Văn Nguyên

Từ khoá: Thăm Cồn Phú Đa – Xứ sở ốc gạo ở Bến Tre

10 Loại Gạo Được Người Dân Ưa Chuộng Nhất Việt Nam

Gạo tám Điện Biên

Gạo tám Điện Biên từ lâu đã nổi danh khắp tứ phương và trở thành một loại đặc sản của vùng núi Tây Bắc tổ quốc. Có một điều rất đặc biệt, điểm chung giữa hai loại gạo nếp nương và tám Điện Biên là không phải chỉ khi nấu thành cơm mới có mùi thơm nức mũi. Từ khi còn là hạt gạo đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Hạt gạo quý có chất lượng cao như vậy là do đất đai nơi đây màu mỡ, mang nhiều chất dinh dưỡng của núi cao. Hạt gạo tám Điện Biên bầu nhỏ, mầu trắng đục chứ không phải màu trắng sữa giống nếp nương. Gạo căng bóng, hạt nào hạt nấy đều tăm tắp.

Gạo tám Điện Biên thuộc giống lúa Bắc Thơm số 7 thuần chủng được trồng tại cánh đồng Mường Thanh. Gạo Tám Điện được thống nhất từ việc chọn giống, sản xuất, đóng gói khép kín đạt tiêu chuẩn quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi hạt gạo được chắt lọc từ tinh hoa của núi rừng Tây Bắc, khi nấu, cơm sẽ thoang thoảng mùi thơm dịu, khi ăn cho vị ngọt dẻo, đậm đà. Thành phần dinh dưỡng: Carbohydrate 700g, Protein 70g, Lipid 8g, sắt 2mg , Vitamin B1 10 Micro g, chất xơ 2-6g…

Nếp cái hoa vàng

Gạo tám Điện Biên

Nếp ả có lẽ là cái tên quen thuộc từ xa xưa để gọi loại gạo nếp cái hoa vàng như ngày nay. Do đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng là thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng nên giống lúa nếp này được trồng nhiều ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nếp cái hoa vàng là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn, chỉ cấy ở vụ mùa muộn ở miền Bắc Việt Nam và có thời gian trổ tương đối ổn định trong khoảng tháng 7 đến tháng 10. Thời gian sinh trưởng của cây khoảng 145-160 ngày.

Nếp cái hoa vàng có thành phần dinh dưỡng rất dồi dào, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Tính trong 100g gạo nếp ả sẽ đảm bảo mang đến nguồn dinh dưỡng như sau: 380 kcal, 1.5 g chất xơ thực phẩm; 0.78g chất béo; 7.16g protein, 82g carbohidrat, 0.14g đường; 13.67g nước; 32mg canxi và nhiều khoáng chất khác.

Nếp cái hoa vàng

Gạo Nàng Hoa

Nếp cái hoa vàng

Gạo Nàng Hoa được sản xuất từ giống lúa Nàng Hoa 9, chúng có khả năng chịu hạn, chịu mặn tốt, kháng phèn cao. Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày. Gạo thơm Nàng hoa thường được trồng hai vụ chủ yếu là: Hè – Thu, Đông – Xuân. Nàng hoa có hai loại với hai màu sắc như gạo màu trắng trong (gạo Nàng hoa trong) hoặc gạo màu trắng đục (gạo Nàng hoa sữa).

Gạo thơm Nàng Hoa là gạo thơm chất lượng cao, có mùi thơm như hoa nhài, hạt gạo hơi to và dài, có mùi thơm nhẹ nhàng và thơm lâu. Hàm lượng sắt, canxi, protein trong gạo Nàng Hoa cao gấp 1,5 lần gạo thường. Gạo Nàng hoa thường được trồng ở tỉnh Long An và Bạc Liêu. Gạo có đặc điểm khi được nấu chín hạt cơm ngọt đậm, dẻo mềm, có độ tơi, không vón cục, để nguội vẫn không bị cứng hay khó ăn. Gạo được xuất sang các nước châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh, Trung Quốc. Ngoài ra, gạo Nàng Hoa cũng đạt tiểu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và các nước châu Âu.

Japonica

Gạo Nàng Hoa

Gạo Japonica (còn gọi là gạo Nhật) là hạt gạo tròn, mẩy, cứng, đều nhau, ít vỡ. Khi nấu chín, hạt cơm trắng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời, mềm dẻo, dai và có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Thường được dùng để nấu cháo cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Hạt gạo Japonica tròn hơn, dày hơn và cứng hơn so với hạt gạo thông thường. Gạo cũng dính hơn do hàm lượng amylopectin cao, trong khi tinh bột gạo indica bao gồm ít amylopectin hơn và nhiều amyloza hơn. Cây lúa Japonica ngắn hơn cây lúa thông thường.. Khi nấu cơm ngọt, rất dẻo, các hạt cơm kết dính lại với nhau. Cơm vẫn mềm dẻo khi để nguội. Gạo Japonica có giá trị dinh dưỡng của gạo cao. Ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, gạo còn giàu khoáng chất và vitamin: B1, B2, E, K,..

Gạo bắc hương

Japonica

Không phải là một dòng gạo quá cao cấp, thế nhưng gạo bắc hương lại là một trong những loại gạo được nhiều người dân ưa chuộng nhất nhì của nước ta. Gạo bắc hương vốn là thứ gạo quý của người dân Nam Định. Gạo bắc hương Nam Định được trồng chủ yếu ở khu vực Hải Hậu và Giao Thủy. Gạo bắc hương thơm ngon và thành phần gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho người sử dụng. Thành phần gạo gồm có: Chất đạm (Protein) chiếm 8,0g và Chất xơ (Gluxit) chiếm 77,5g. Gạo có hương thơm tự nhiên, khi ăn có vị ngọt đậm, dẻo mềm, ngay cả khi được để nguội cơm vẫn rất mềm và thơm.

Bắc Hương vốn là một giống gạo đặc sản tại miền Bắc và được trồng ở nhiều vùng khác nhau. Do những khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng nên chất lượng gạo Bắc Hương giữa các vùng trồng có sự khác biệt. Vì thế không phải người tiêu dùng nào cũng có may mắn được thưởng thức gạo Bắc Hương đúng với hương vị nguyên gốc của loại gạo đặc sản này. Gạo Bắc Hương Nam Định nhờ chất lượng tốt nên đã có chỗ đứng riêng của mình trong các loại Bắc Hương của miền Bắc. Những người nông dân Nam Định khéo léo cùng với trình độ canh tác cao của người nông dân nơi đây và chất phù sa màu mỡ của vùng đất Nam Định đã mang lại những hạt gạo Bắc Hương giữ được những hương vị tự nhiên vốn có.

Gạo bắc hương

Gạo Tài Nguyên thơm

Gạo bắc hương

Gạo Tài Nguyên thơm chính là một trong những loại gạo nổi tiếng được xuất khẩu đi nhiều nước của miền đất Long An màu mỡ. Giống lúa Tài Nguyên thơm chỉ được trồng một mùa trên năm, thế nên thứ gạo chất lượng này lại càng trở nên quý hiếm hơn và được người dân săn đón hơn. Gạo Tài Nguyên thơm khi thổi sẽ cho cơm thơm và xốp ăn rất ngon, cơm ít vị dẻo nên phù hợp với người thích ăn khô. Khi chọn lựa mua gạo, bạn cần xem chọn những hạt có màu trắng đục và hạt dài mình bóng mẩy.

Gạo Tài Nguyên thơm có hạt gạo màu trắng đục. Khi nấu, cho cơm ráo, mềm, xốp, ngọt cơm, đặc biệt cơm vẫn ngon khi để nguội. Bát cơm trắng, dẻo thơm tạo sự hấp dẫn và ngon miệng trong bữa cơm của gia đình. Bạn có thể sử dụng Gạo Tài Nguyên Thơm để nấu các loại cơm trộn, cơm ngũ cốc hoặc xay thành bột để làm bánh. Đặc biệt, cơm vẫn ngon khi để nguội. Gạo Tài Nguyên được xem là loại gạo ngon nhất của dòng gạo khô xốp, là loại gạo khoái khẩu của những người thích cơm khô. Đặc biệt, cơm gạo Tài Nguyên rất thích hợp làm nguyên liệu cho món cơm chiên.

Gạo thơm Hương Lài

Gạo Tài Nguyên thơm

Gạo thơm Hương Lài được thu hoạch từ giống lúa gạo Hương Lài trồng chủ yếu ở vùng đất Long An trù phú nhiều màu mỡ. Gạo thơm Hương Lài cũng là một trong những đặc sản gạo quý hiếm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loại gạo này khi nấu nên sẽ cho cơm rất thơm mùi hoa lài, hạt cơm mềm dẻo, khi ăn có vị ngọt mát nên gạo được nhiều người người dân cả nước ưa thích. Để mua được gạo thơm Hương Lài đạt chuẩn, ngon chất lượng thì người tiêu dùng nên lựa những hạt có màu trắng trong, thon dài và mình mẩy rắn chắc, có hương thơm đặc trưng.

Gạo thơm hương lài, còn được gọi là gạo KDM, giống lúa mùa, vụ thu hoạch thường vào tháng 9 âm lịch đến tháng 11 âm lịch. Hạt gạo dài, có màu trắng trong, khi nấu cơm thơm, dẻo, mềm, có vị ngọt tự nhiên, khi nguội vẫn dẻo. Gạo thơm lài thích hợp với người lớn tuổi, người thích cơm dẻo. Vị ngon bát cơm của hương lài đã khiến không ít thực khách phải siêu lòng. Hương lài đều đáp ứng được vị giác của tất cả thành viên nhà bạn.

Gạo thơm Hương Lài

Gạo thơm Jasmine

Gạo thơm Hương Lài

Gạo thơm Jasmine là loại gạo khá nổi tiếng ở nước ta, gạo được thu hoạch từ lúa Thơm Jasmine là giống lúa ngắn ngày được trồng phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhiều phù sa màu mỡ. Đây được biết đến là giống lúa chính trong các dòng gạo thơm hiện nay, được trồng chủ yếu trong mùa vụ đông xuân và hè thu và là giống lúa cho sản lượng ổn định. Nếu bạn từng thử qua cơm thổi từ loại gạo cao cấp này, hẳn là bạn cũng cảm nhận được chất lượng thơm ngon của nó, đặc biệt mùi hương thơm phức luôn khiến bạn nhớ mãi. Gạo thơm Jasmine đạt chuẩn phải là những hạt dài, trong, không bị bạc bụng và mặt gạo trông khá đẹp.

Gạo Jasmine có một hương vị thơm tự nhiên với hàm lượng nhỏ hạt phấn. Sau khi nấu chín, nó trở nên thơm hơn, ngọt dịu và ngon đậm vị. Hạt gạo dài, trong, không bạc bụng. Gạo thơm Jasmine là một loại gạo tốt, phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung. Jasmine là loại gạo ngon, chất lượng, chứa nhiều dưỡng chất tốt, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, gạo đạt tiêu chuẩn cao và được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Gạo ST24

Gạo thơm Jasmine

Gạo ST24 hay còn gọi là gạo lài bún, là loại gạo được trồng tại tỉnh Sóc Trăng do kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo. Vào năm 2023, trong cuộc thi World’s Best Rice gạo ST24 dành được giải nhì nằm trong top 3 các loại gạo ngon nhất thế giới.

Gạo ST24 có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao như: Gluxit, Protein, Lipit và các loại khoáng chất. Ngoài ra điểm đặc biệt của gạo ST24 là hàm lượng Protein cao 10% ( cao hơn các loại gạo thường) giúp tạo cảm giác no trước khi đầy bụng, phù hợp cho những người mắc bệnh về tiểu đường.

Điểm đặc trưng của giống gạo ST24 là việc thích ứng tốt với điều kiện thời tiết biến đổi có thể gieo trồng ở đất nhiễm phèn, nhiễm mặn phù hợp với điều kiện đất nhiễm phèn, mặn ở các vùng miền Đông Nam bộ, cho năng suất ổn định. Khi nấu cho cơm mềm dẻo, thơm mùi lá dứa. Điều đặc biệt ở gạo ST24 là càng để nguội ăn càng ngon, hạt gạo vẫn giữ được độ mềm dẻo mà không bị cứng, vì vậy gạo ST24 được sử dụng nhiều trong các nhà hàng quán ăn, khách sạn.

Gạo ST25

Gạo ST24

Gạo ST25 hay còn được gọi là gạo thơm Sóc Trăng, là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng “thượng hạng”. Từ việc tuyển chọn hạt giống đến việc gieo trồng đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt của quy trình sản xuất gạo Organic để cho ra hạt gạo cao sản sạch và an toàn sức khỏe.

Chất lượng của gạo ST25 đã được công nhận trên trường quốc tế khi xuất sắc đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới 2023” và giành giải nhì tại cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới 2023” được tổ chức tại Mỹ, điều này đã khẳng định phẩm cấp thượng hạng của hạt gạo Việt Nam.

Cơm được nấu từ gạo ST25 là loại cơm “cực phẩm” với hạt cơm khô ráo, độ dẻo, thơm nhất định và vị ngọt thanh đến từ tinh bột gạo hảo hạng, khi để nguội cũng khô bị khô cứng. Ngoài ra hàm lượng dinh dưỡng của ST25 cũng được đánh giá là cao hơn các loại gạo khác với loại gạo thông thường. Chúng chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất như magie, canxi, chất xơ… và hàm lượng protein đáng kể.

Đăng bởi: Thêu Trần

Từ khoá: 10 loại gạo được người dân ưa chuộng nhất Việt Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Say Tình Bông Gạo Đỏ trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!