Xu Hướng 9/2023 # Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh # Top 14 Xem Nhiều | Gxpp.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài viết được chúng mình – Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 53 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ. 1. Giao cầu lông chạm lưới trong cuộc  1.1 Kỹ thuật giao cầu 

Kỹ thuật là một phần thiết kế giúp bạn thoát khỏi việc giao cầu lông chạm lưới, bạn cần phải tập luyện, thành thao cho đúng kĩ thuật. Thường lỗi này hay mắc phải những bạn mới chơi cầu, tay cầm vợt và cầm cầu của các bạn không đồng nhất khi giao cầu, sẽ dễ dẫn đánh tình trạng đánh không đủ lực hoặc trật cầu sẽ dễ đến tình trạng khi giao cầu sẽ chạm lưới.

1.2 Đầu vợt không hướng xuống

Đây là một trong những lỗi thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông, đặc biệt khi họ thực hiện các cú giao cầu ngắn trái tay.

1.3 Đánh trượt cầu

– Đánh trượt có nghĩa bạn là người giao cầu di chuyển vợt nhưng đánh trượt quả cầu không chạm vào mặt lưới vợt hoặc quả cầu trúng vào cạnh vợt thì sẽ khiến đường cầu không thể bay qua phần lưới và rất dễ chạm lưới và còn tính đây là một lỗi.

– Tuy nhiên, nếu  vô tình làm rơi cầu trong lúc chưa di chuyển vợt thì không bị tính là lỗi giao cầu.

1.4 Đánh trượt vào phần đế của quả cầu khi giao

Nhiều người tự hỏi tại sao điều này lại dẫn đến việc giao cầu chạm lưới hoặc bị tính là vi phạm lỗi giao cầu. Việc đánh vào phần lông của quả cầu nếu bạn là người mới chơi thường cầu sẽ không bay đủ lực và đủ độ cong để qua lưới và cầu rất dễ chạm lưới. Còn nếu bạn là người chơi lâu năm sẽ khiến người nhận gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đánh trả.

Vì vậy, Liên đoàn Cầu lông Thế giới đã đưa quy định này vào bộ luật của mình. Bạn chỉ bắt buộc phải đánh vào phần đế của quả cầu khi giao cầu. Ở những lần trả cầu sau, bạn có thể đánh vào lông cầu.

1.5 Cầu mắc vào lưới

Nếu quả cầu mắc kẹt trên đầu hoặc trong lưới sau lượt đánh của bạn thì bạn xem như đã mắc lỗi giao cầu, vì lúc này, cầu không đáp đúng vào khu vực nhận cầu của đối thủ.

2. Các lỗi thường gặp trong khi đánh cầu 2.1 Cầu không qua lưới

Các bạn thường hay mắc lỗi này trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là khi bạn không có khả năng đánh cầu hoặc đánh cầu quá nhẹ không đủ lực để cầu bay sang phần sân đối thủ và rất dễ xảy ra tình huống giao cầu chạm lưới.

2.2 Người chơi chạm vào lưới hoặc cọc lưới

Theo luật, người chơi không được phép chạm vào lưới hoặc cọc lưới bằng vợt, thân người hoặc quần áo. Lỗi này thường xảy ra khi người chơi cố gắng đón cầu gần lưới hoặc cố di chuyển về phía trước khi thực hiện một cú đập cầu. Tuy nhiên, nếu bạn chạm lưới khi lượt cầu đã kết thúc thì không bị tính là vi phạm lỗi này.

2.3 Giẫm lên đường biên và vạch kẻ

Dù là người giao hay nhận cầu, bạn đều không được phép giẫm lên các đường biên hoặc vạch kẻ quanh khu vực giao/nhận cầu.

Trong đánh đôi, đồng đội của bạn hoặc đồng đội của đối thủ có thể đứng trên các đường biên này, chỉ cần không che khuất tầm nhìn của người nhận cầu là được.

2.4 Chạm vào cầu khi nó chưa qua lưới

Lỗi này được xem là gây nhiều tranh cãi nhất trong môn cầu lông. Các bạn không được phép đánh cầu khi cầu chưa bây sang phần sân của mình.

Nhưng với các lỗi này thường rất khó với trọng tài vì có những tay vợt thường vung tốc độ ra rất nhanh không để xác định được, đôi khi phải nhờ trợ giúp sự hỗ trợ của các loại máy quay hiện đại, công nghệ cao mới tìm ra được.

2.5 Sai người nhận cầu trong đánh đôi

Trong đánh đôi, chỉ những thành viên đứng ở khu vực chéo với người giao cầu mới có quyền đánh trả cầu. Trong trường hợp thành viên nhận cầu không đón được pha giao cầu, đồng đội của họ cũng không được phép đón cầu thay, nếu không sẽ bị tính là phạm lỗi.

3. Các hình phạt khi phạm lỗi trong cầu lông

Trong mọi bất khi môn thể thao nào cũng vậy đều có những hình phạt khi phạm lỗi trong lúc thi đấu:

– Mọi quyết định xử lí vi phạm đều được trọng tài chính ra quyết định.

– Mức độ phạt sẽ tùy vào quyết định của trọng tài chính cảnh cáo hay xử phạt.

– Khi bạn đã bị cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ được tính là một lỗi.

– Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần thì trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài cầu lông và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.

Đăng bởi: Quyên Trương

Từ khoá: Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh

Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Chơi Golf Tại Nhật Bản Mà Bạn Nên Biết

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Khi chơi golf tại Nhật Bản có khá nhiều những nghi thức và quy định mà bạn cần biết.

Nhật Bản luôn được xem là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. Không chỉ có những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những trung tâm vui chơi giải trí hấp dẫn, Nhật Bản còn là điểm đến được rất nhiều golf thủ lựa chọn cho tour du lịch golf của mình. Tuy nhiên Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Khi chơi golf tại Nhật Bản có khá nhiều những nghi thức và quy định mà bạn cần biết.

Những điều cần lưu ý mà bạn cần biết khi chơi golf tại Nhật Bản Đặt trước sân và luôn đến đúng giờ

Nhật Bản là một trong những điểm đến du lịch golf hàng đầu tại Châu Á. Và như bạn cũng đã biết Nhật Bản là một đất nước vô cùng nguyên tắc và chu đáo. Để có thể phục vụ được khách hàng tốt nhất, các sân golf tại Nhật Bản đều yêu cầu khách đặt lịch trước. Và người Nhật cũng rất đúng giờ. Vì vậy tất cả các sân golf tại Nhật Bản đều có quy định về giờ đón tiếp. Ví dụ nếu bạn đăng ký sân 18 lỗ thì bắt buộc phải đến trước 11h sáng, sân 9 lỗ thì phải đến trước 9h sáng hoặc 14h chiều. Nếu đến muộn thì bạn có thể bị từ chối phục vụ.

Luôn mặc quần dài khi chơi golf

Hãy đặt trước sân và đến đúng giờ. Ảnh: Japan Guide.

Nếu bạn đi đánh golf tại một nơi nào đó vào mùa hè, thời tiết nóng nực thì những bộ quần áo cộc luôn là sự lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên tại Nhật Bản điều này là không nên. Phần lớn các sân golf tại Nhật Bản đều quy định bắt buộc người chơi phải mặc quần dài. Đây cũng là một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi chơi đi chơi golf tại Nhật Bản.

Hãy chuẩn bị tiền mặt

Luôn mặc quần dài khi chơi golf. Ảnh: golfdigest.

Mặc dù các sân golf tại Nhật Bản đa số đều chấp nhận khách hàng thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn yêu cầu bạn phải thanh toán bằng tiền mặt. Chính vì vậy chuẩn bị sẵn một ít tiền Yên Nhật (JPY) khi đi du lịch golf tại Nhật Bản là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đổi tiền Yên từ bên Việt Nam hoặc đổi tại Nhật Bản đều được.

Nên đi du lịch Golf tại Nhật Bản vào thời điểm nào?

Chuẩn bị tiền mặt. Ảnh: Pinterest

Đây là một câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người cũng đang thắc mắc. Có hai thời điểm tuyệt vời để đến Nhật Bản đánh golf. Một là khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Hai là khoảng thời gian từ cuối tháng 10 cho đến nửa đầu tháng 11. Bạn không nên đến chơi golf tại Nhật Bản vào mùa đông vì thời tiết rất lạnh, thường có tuyết rơi nên nhiều sân golf tại Nhật Bản sẽ đóng cửa trong mùa này.

  Nếu muốn có caddie thì phải đặt trước

Đa phần các sân golf tại Nhật Bản sẽ thu phí bao gồm phí sân cỏ green và phí xe điện. Trong giá vé chưa bao gồm phí thuê caddie. Đó là bởi vì trong văn hóa của người Nhật họ luôn đề cao tính tự lập, tự phục vụ. Ngoài ra Nhật Bản là quốc gia có chi phí thuê nhân công khá cao. Vì vậy nếu muốn có caddie đi theo phục vụ khi chơi golf thì bạn cần phải đặt trước.

Không nên từ chối cà phê   Không cần đưa tiền tip cho nhân viên

Tại rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam thì việc đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ đã trở thành việc phổ biến. Thậm chí có những nơi đây còn là một điều bắt buộc. Tuy nhiên tại Nhật Bản thì lại không. Từ hàng nghìn năm nay Nhật Bản đã không có văn hóa tip tiền. Đây là một điều bạn cần lưu ý khi chơi golf tại Nhật Bản.

Bạn không nên đưa tiền tip cho nhân viên. Ảnh: USA Today.

Nhật Bản xứng đáng là một điểm đến tuyệt vời dành cho những người đam mê bộ môn thể thao quý tộc. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lịch golf Nhật Bản sắp tới.

Lê Trang

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Hoàng Châu

Từ khoá: Một số điều cần lưu ý khi chơi golf tại Nhật Bản mà bạn nên biết

7 Kỹ Thuật Đánh Cầu Lông Cơ Bản Mà Bất Kỳ Người Chơi Nào Cũng Phải Biết

Cầu lông được xem là một trong những môn thể thao có tốc độ chơi nhanh nhất thế giới. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng rất khó để tập chơi cầu lông. Tuy nhiên, chỉ cần nắm chắc một số luật chơi và kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản là bạn đã có thể bắt đầu chơi môn thể thao này rồi.

1. Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản đầu tiên là cách cầm vợt

Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản nhất mà bạn cần biết chính là kỹ thuật cầm vợt. Cầm vợt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường cầu bay cũng như giúp người chơi hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cổ tay. Cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện tốt cả những cú đánh cầu thuận tay lẫn trái tay.

Cầm vợt đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các đường cầu và hạn chế tối đa chấn thương cổ tay

Cách cầm vợt cũng tương tự như cách bắt tay. Ngón cái của bạn nên được đặt thoải mái trên bề mặt rộng hơn của tay cầm. Những phần còn lại của bàn tay được đặt tương tự như khi bắt tay.

Bạn nên cầm vợt một cách thoải mái, tránh cầm quá chặt. Việc cầm vợt quá chặt sẽ hạn chế sự linh hoạt trong các chuyển động và cũng dễ dẫn đến các chấn thương cổ tay nếu chơi trong thời gian dài.

Có 2 kỹ thuật cầm vợt trong cầu lông là thuận tay và trái tay. Điểm khác nhau duy nhất giữa 2 kiểu cầm vợt này chính là vị trí đặt các ngón tay:

Đưa ngón trỏ về phía trước song song với cán vợt khi thực hiện các cú đánh thuận tay.

Đưa ngón cái về phía trước song song với cán vợt khi thực hiện các cú đánh trái tay.

2. Kỹ thuật di chuyển chân

Dù diện tích của sân cầu lông đã được giới hạn nhưng việc di chuyển từ phần sân này sang phần sân kia trong quá trình chơi cầu lông không phải là một vấn đề đơn giản. Các kỹ thuật chân đóng vai trò quan trọng giúp bạn di chuyển một cách có trình tự và hiệu quả hơn.

Trên thực tế, nhiều huấn luyện viên còn đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ thuật di chuyển chân hơn các kỹ thuật khác. Để di chuyển chân một cách hiệu quả, bạn cần nhớ rằng:

Luôn ghi nhớ vị trí bắt đầu (vị trí nền)

Chỉ di chuyển 1 bước sang ngang

Chỉ di chuyển 2 – 3 bước về phía trước hoặc phía sau.

3. Kỹ thuật giao cầu

Giao cầu là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản nhất mà bạn cần thành thạo. Bên cạnh việc thực hiện các kỹ thuật giao cầu khó, bạn cũng nên nắm rõ các luật giao cầu để có một cú giao cầu hợp lệ và tránh những lỗi có thể xảy ra. Có 2 kỹ thuật giao cầu thường gặp trong cầu lông, tùy thuộc vào đường bay và cách tiếp đất của cầu.

Giao cầu cao tay

Những cú giao cầu cao tay giúp bạn đưa cầu sang phần cuối sân của đối thủ. Bạn nên thực hiện các cú giao cầu cao tay trong trường hợp đối thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh. Đối thủ của bạn cũng có thể đánh trả cú giao cầu cao tay này bằng những cú lốp cầu hoặc những cú bỏ nhỏ cầu qua lưới.

Thông thường, bạn nên giao cầu vào phần sân trái tay của đối thủ vì đây được xem là điểm yếu của đa số những người chơi cầu lông.

Giao cầu thấp tay

Khác với giao cầu cao tay, giao cầu thấp tay giúp đưa cầu vào phần trên của sân đấu. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Trong trường hợp này, nếu giao cầu không tốt, đối thủ của bạn sẽ có cơ hội thực hiện một cú đập cầu để đáp trả.

4. Kỹ thuật đập cầu

Đập cầu là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ và mang nhiều “quyền lực” nhất trong bộ môn cầu lông. Kỹ thuật này thể hiện bằng việc đánh cầu thật mạnh về phía đối thủ hoặc hướng xuống mặt sân cầu. Một cú đập cầu hoàn hảo sẽ khiến đối thủ của bạn không thể đánh trả. Có 3 kỹ thuật đập cầu mà bạn thường gặp là:

Đập cầu thuận tay

Đập cầu thuận tay là một cú đập cầu cao phía trên đầu, kỹ thuật này tương tự với hành động ném bóng. Nếu có thể ném bóng tốt thì việc thực hiện một cú đập cầu thuận tay không phải là vấn đề gì quá khó khăn với bạn.

Đập cầu trái tay

Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản “khó nhằn” nhất trong môn cầu lông. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, điều quan trọng để có được một cú đập cầu trái tay hoàn hảo chính là luyện tập thường xuyên và nắm rõ kỹ thuật. Để thực hiện một cú đập cầu trái tay, bạn cần tập cầm vợt trái tay một cách thật nhuần nhuyễn.

Bật nhảy đập cầu

Kỹ thuật bật nhảy đập cầu đơn giản chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật bật nhảy và đập cầu thuận tay. Theo đó, bạn sẽ thực hiện cú bật nhảy trước khi tiến hành động tác đập cầu thuận tay. 

Để lực đánh thêm mạnh, người chơi có thể sử dụng kỹ thuật bật nhảy đập cầu

5. Kỹ thuật bỏ nhỏ

Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu được xem là một kỹ thuật cầu lông cơ bản nhưng hết sức tinh tế, có thể giúp bạn ghi điểm một cách dễ dàng. Bạn có thể thực hiện cả các cú bỏ nhỏ thuận tay hoặc trái tay. Kỹ thuật này buộc đối thủ của bạn phải đỡ cầu ở phần trước sân, từ đó tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân. Tùy vào tình hình mà bạn có thể thực hiện các cú bỏ nhỏ với tốc độ nhanh chậm khác nhau.

6. Kỹ thuật lốp cầu

Kỹ thuật lốp cầu trong cầu lông có thể được hình dung là động tác đưa cầu qua lưới theo quỹ đạo hình chữ U ngược. Lốp cầu sẽ khiến cầu đáp ở vị trí gần các đường biên và gây khó khăn cho đối thủ trong việc đánh trả.

Khác với kỹ thuật bỏ nhỏ, kỹ thuật lốp cầu khiến đối thủ của bạn phải tập trung đánh trả cầu ở phần cuối sân, từ đó tạo nên những lỗ hổng ở phần trước và giữa sân để bạn có thể tấn công.

7. Kỹ thuật gài lưới

Gài lưới là kỹ thuật được thực hiện khi bạn đứng rất gần lưới và đánh một quả cầu sao cho nó có quỹ đạo xiêng thẳng xuống sàn, tương tự như khi đập cầu. Tuy nhiên, thay vì đứng ở vị trí cuối sân, lúc này bạn sẽ thực hiện cú đánh ngay trước lưới. Có 2 kỹ thuật là gài lưới thuận tay và gài lưới trái tay.

Kỹ thuật gài lưới trái tay được thực hiện khi bạn cầm vợt trái tay. Lúc này, cầu sẽ bay về phía sân không thuận tay của bạn. Nếu bạn thuận tay phải, vậy bất kỳ cú gài lưới nào được thực hiện ở phần sân bên trái đều là trái tay.

Khác với gài lưới trái tay, kỹ thuật gài lưới thuận tay được thực hiện khi bạn cầm vợt thuận tay. Kỹ thuật này được thực hiện ở phần sân cùng bên với tay cầm vợt.

Tư thế đứng

Tư thế đứng thể hiện cách bạn đứng khi chơi cầu lông, ngay cả trong quá trình đánh lẫn trước khi giao cầu. Việc đứng một cách chính xác và vững vàng sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn, từ đó mang lại kết quả tốt hơn khi chơi. Trong cầu lông có 3 tư thế đứng, bao gồm: tư thế tấn công, tư thế phòng thủ và tư thế đỡ cầu.

Tư thế tấn công

Tư thế này được sử dụng trước khi thực hiện các cú đánh cầu cao thuận tay qua đầu. Để thực hiện tư thế này, bạn cần xoay người hướng về phía các đường biên dọc, hai chân mở rộng bằng vai và tay thuận cầm vợt bên hông cơ thể. Bạn hãy giơ cả 2 tay lên cao nhằm tạo ra lực để tấn công và giúp cầu bay theo quỹ đạo vòng cung hướng xuống.

Tư thế phòng thủ

Đây là tư thế giúp bạn phòng vệ trước những cú đập cầu của đối thủ. Trong tư thế này, bạn cần xoay người đối diện lưới, tay thuận đưa vợt ra trước mặt ở vị trí ngang thắt lưng và hơi đổ nhẹ người về phía trước. Bạn có thể thả lỏng tay không cầm vợt nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được thăng bằng tốt.

Tư thế đỡ cầu

Đây là tư thế chuẩn bị để đón đường cầu của đối thủ sau khi bạn đã thực hiện 1 cú đẩy cầu qua lưới. Tư thế đỡ cầu đòi hỏi bạn phải đặt chân cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân còn lại đặt ở phía sau.

Lúc này, tay cầm vợt được đưa lên phía trước mặt ở vị trí hơi cao hơn thắt lưng một chút. Để chuẩn bị sẵn sàng cho những cú lao người đỡ cầu, bạn cũng nên nâng cả tay không cầm vợt lên cao đồng thời đổ nhẹ người về phía trước.

Đăng bởi: Nguyễn Phúc

Từ khoá: 7 kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản mà bất kỳ người chơi nào cũng phải biết

Cách Đeo Vợt Cầu Lông Chuẩn, Bạn Đã Biết?

Bài viết được chúng mình – Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 53 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ. 1. Một số phụ kiện đeo vợt cầu lông:

Vợt cầu lông hay còn được gọi là “thanh bảo kiếm” của các lông thủ và thường sẽ được bảo quản rất kĩ lưỡng, chính vì vậy không ai lại mang theo một cây vợt không lên sân. Để tăng thêm tính thẩm mĩ và thời trang thì đa số người chơi cầu lông thường sử dụng: Túi vợt cầu lông, balo cầu lông và bao vợt cầu lông để giúp họ bảo vệ kĩ hơn thanh kiếm của mình.

Đeo vợt bằng túi vợt cầu lông:

– Là một người chơi cầu lông thì ắt hẳn vợt cầu lông luôn là vật dụng quan trọng và cần thiết nhất. Nhưng để có thể mang cả vợt cầu lông, giày cầu lông và nhiều phụ kiện khác thì túi vợt cầu lông là một sự lựa chọn phù hợp.

– Thông thường túi vợt cầu lông được sản xuất sẽ có quai xách hoặc dây đeo. Phần dây đeo có khuôn to và chắc chắn để các bạn có thể mang chéo sau lưng vô cùng tiện lợi. Bên cạnh đó phần quai xách được thiết kế chắc chắn để có thể chịu được sức nặng lớn và có thêm lót đệm êm giúp bạn có thể mang túi trên vai mà không sợ bị đau nhứt gì cả.

– Ngoài ra để bảo quản được các phụ kiện cũng như vợt cầu lông thì bên trong túi được chia thành nhiều ngăn khác nhau và có lót những mút đệm êm ái để giúp người chơi có thể vừa sắp xếp phụ kiện được gọn gàng tiện dụng mà còn bảo vệ được vợt ở bên trong một cách an toàn.

Tìm hiểu top túi cầu lông được ưa chuộng nhiều trên thế giới

Đeo vợt bằng balo cầu lông:

– Ngoài túi cầu lông còn có cách để đeo vợt cầu lông khác đó chính là sử dụng balo cầu lông, thông thường các balo thường được chia làm 2 đến 3 ngăn riêng biệt. Balo ở tầm giá rẻ hay cao cấp thì đều có ngăn chính đựng được khoảng 4 cây vợt và ngăn phụ sẽ đựng giày và các phụ kiện khác. Bên cạnh đó việc sử dụng balo có thể giúp bạn mang theo nhẹ nhàng và thuận tiện hơn khi đi xa.

– Balo cầu lông cũng được xem là một phụ kiện thời trang, giúp mọi người tự tin khi lên sân đấu và còn có thể sử dụng nó như một chiếc balo thông thường để đi du lịch ngắn ngày.

Đeo vợt bằng bao đơn trên lưng:

– Bao đựng đơn được sản xuất riêng để có thể đựng tối đa 2 cây vợt nhưng thông thường anh em thường chỉ đựng 1 cây để thuận tiện cho việc di chuyển. Bao vợt cầu lông thường được sử dụng đeo chéo trên lưng và phần dây đeo nhỏ hơn khá nhiều, chiều dài của dây cũng có thể điều chỉnh tùy vào cơ thể của người chơi,

– Cách đeo vợt cầu lông bằng bao đơn còn được xem là cách bảo quản tốt nhất, tránh được đa số các tác động bên ngoài và làm giảm độ ẩm dẫn tới hư hại vợt.

– Ngoài ra bao đựng vợt cầu lông đơn còn được anh em sử dụng để ngăn các vợt khi đựng trong túi tránh trường hợp bị trầy xước, bóc tróc nước sơn.

* Bên canh những sản phẩm ở trên còn có một loại túi bảo quản vợt rất tốt và phổ biến mà đa số mọi người đều lãng quên. Đó là túi nhung đựng vợt cầu lông.

– Túi nhung là một lựa chọn phổ biến để đựng và bảo quản vợt cầu lông của bạn. Túi đựng được làm từ chất liệu nhung mềm mại, êm ái và chắc chắn giúp bảo vệ vợt khỏi những va đập, bụi bẩn, trầy xước.

– Khi chọn túi nhung bạn nên chú ý chọn kích thước phù hợp với vợt của bản thân. Nếu bạn có nhiều vợt thì cũng có thể chọn loại túi có nhiều ngăn để đựng nhiều vợt cùng một lúc.

– Ngoài ra bạn cũng có thể chọn túi nhung có nhiều màu sắc, họa tiết khác nhau để thể hiện phong cách của bản thân. Tuy nhiên trước khi mua túi hãy đảm bảo rằng sản phẩm có thẻ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn.

2. Cách đeo vợt đúng cần phải biết khi điều chỉnh dây đeo:

Tùy chỉnh dây đeo túi vợt cầu lông

– Đối với túi đựng cầu lông thì nhà sản xuất sẽ thiết kế nhiều ngăn chưa riêng biệt vì vậy các bạn nên lựa chọn dây đeo phù hợp và có thể kéo dài ra. Phần dây đeo được gắn vào túi ở những vị trí thuận lợi nhất để tối ưu điểm cân bằng khi sử dụng. Dây đeo nên được sử dụng phù hợp với chiều cáo chính vì vậy các bạn nên chọn những loại dây có thể dẽ dàng điểu chỉnh và có độ mượt mà cao.

– Thông thường mọi người nên đeo chéo túi vợt ở phía sau lưng để cân bằng trọng lượng, không nên đeo một bên vai như vậy sẽ khiến phần vai bị tổn thương và gây ra tình trạng nhức mỏi.

– Không nên chọn những túi cầu lông không có dây đeo dù cho giá thành rẻ vì công dụng của dây đeo là giúp chúng ta có thể di chuyển dễ dàng thuận tiện hơn.

Chỉnh dây đeo balo cầu lông

– Cách đeo balo cầu lông đúng là bạn nên điều chỉnh dây đeo sao cho gọn gàng và phù hợp với cơ thể, không nên đeo quá dài hoặc quá ngắn sẽ khiến phần vai bị đau mỏi và dễ gây chấn thương. Balo cần nằm gọn khắp vòm eo và không quá 10cm. Nếu bạn điều chỉnh dây đeo quá lỏng sẽ bị rung lắc khá nhiều, điều này khiến cho phần cột sống và các phần cơ bắp di chuyển theo sự rung lắc đó làm ảnh hưởng đến đến cơ thể, dễ gây ra tổn thương hơn.

– Ngược lại nếu đeo balo quá khít sẽ khiến cho bạn có cảm giác khó chịu trong việc di chuyển. Để có thể đeo balo đúng cách bạn nên đeo đúng chạm tới phần xương chậu, tránh dài quá sẽ dẫn tới tình trạng vẹo cột sống.

– Đồng thời khi sử dụng balo các bạn nên thường xuyên thay để vị trí để năng ngừa các bệnh về cột sống hay xương cổ sau này.

Chỉnh dây đeo bao vợt cầu lông đơn

– Bao vợt cầu lông đơn thường sẽ có sức chứa khoảng 2 cây vợt, phần dây đeo có thiết kế nhỏ và thon gọn hơn và rất thuận tiện so với các loại khác. Thường được sử dụng đeo chéo ở phía sau lưng nhưng nếu chỉnh dây quá dài sẽ khiến bao vợt không có điểm tựa cho lưng, rất lỏng lẻo, gây cảm giác khó chịu lúc di chuyển.

– Ngược lại nếu phần dây đeo được siết quá chặt thì sẽ khiến bạn có tình trạng không thoải mái, gượng gạo và có khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến vợt.

3. Cách chọn sản phẩm phù hợp và cách bảo quản sản phẩm cầu lông:

Cách chọn sản phẩm balo, túi vợt cầu lông phù hợp

– Sản phẩm thường được làm từ các chất liệu chống nước, chịu lực tốt như polyester, nylon, vải dù. Bạn nên kiểm tra kỹ chất liệu của balo hoặc túi trước khi mua để đảm bảo rằng nó có độ bền cao và chống nước tốt.

– Balo cầu lông chuẩn thường có nhiều ngăn để đựng vợt, giày, quần áo và phụ kiện khác. Hãy chú ý kiểm tra số lượng và kích thước các ngăn để đảm bảo rằng balo có đủ chỗ để đựng đồ cần thiết của bạn.

– Các thương hiệu balo cầu lông nổi tiếng thường có logo riêng biệt và được đính kèm trên balo. Hãy kiểm tra kỹ logo của balo trước khi mua để đảm bảo rằng nó không bị giả mạo hoặc là hàng nhái.

Cách bảo quản sản phẩm cầu lông

– Sau mỗi lần sử dụng bạn nên kiểm tra lại và vệ sinh sản phẩm bằng cách lau chùi bằng khăn ướt để loại bỏ bụi bẩn bám vào. trong trường hợp có các vết bẩn cứng đầu bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt.

– Nên bảo quản sản phẩm cầu lông ở nhiệt độ phòng và có độ ẩm từ 40% tới 60%, tránh để sản phẩm ở môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt.

– Bạn nên thường xuyên kiểm tra lại balo và vợt của mình để tránh trường hợp sản phẩm bị sứt chỉ hoặc bị rách làm ảnh hưởng tới chất lượng bảo quản vợt

Đăng bởi: Phát Đạt

Từ khoá: Cách đeo vợt cầu lông chuẩn, bạn đã biết?

Giày Cầu Lông Chuyên Dụng Có Phải Là Lựa Chọn Bắt Buộc?

Mỗi loại giày được thiết kế với một mục đích và công dụng nhất định. Vì vậy, bạn nên sử dụng các loại giày cầu lông chuyên dụng để đạt được kết quả cũng như khả năng hỗ trợ tốt nhất khi chơi cầu lông.

Liệu bạn có nên mang giày chạy bộ khi đánh cầu lông?

Một số người mới làm quen thường mang giày chạy bộ khi chơi cầu lông. Giày chạy bộ được đặc biệt thiết kế để hỗ trợ cho các chuyển động tiến và lùi khi chạy.

Chúng thường tập trung vào khả năng chống sốc ở gót giày cũng như khả năng thoáng khí và bảo vệ phần mặt trên của chân. Tuy nhiên, những đặc điểm này chưa đủ để hỗ trợ cho người chơi cầu lông.

Khi chơi cầu lông, người chơi phải di chuyển linh hoạt về nhiều hướng khác nhau trên sân. Lúc này, các ngón chân của họ cũng phải chuyển hướng liên tục, từ đó khiến chúng rất dễ bị chèn ép và làm tăng nguy cơ chấn thương có thể gặp phải ở phần ngón chân.

Trong khi đó, giày cầu lông còn được thiết kế để hỗ trợ thêm các chuyển động ngang sang hai bên, phù hợp hơn cho những người chơi cầu lông cần di chuyển linh hoạt theo các hướng khác nhau.

Giày chạy bộ được đặc biệt thiết kế để hỗ trợ cho các chuyển động tiến và lùi khi chạy

Giày chạy bộ có phần mũi giày rộng hơn, gót cao hơn và phần đế giữa mềm hơn giày cầu lông. Thêm vào đó, phần hỗ trợ hai bên của giày chạy bộ cũng không tốt bằng giày cầu lông.

Đặc biệt, khi một người chơi đang cố gắng thực hiện một cú trả cầu, nếu chân không được bảo vệ đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng bong gân mắt cá chân. Mang giày cầu lông chuyên dụng khi chơi và thi đấu cầu lông không chỉ giúp bạn chơi tốt hơn mà còn bảo vệ và giúp giảm nguy cơ chấn thương có thể xảy ra.

Giày chuyên dụng cho các môn thể thao khác có phù hợp để đánh cầu lông?

Giày chuyên dụng dành cho các môn thể thao chơi trong nhà như bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền và cầu lông thường có đế bằng cao su thô. Mặc dù các loại giày thể thao chuyên dụng này đều được dùng để chơi trên nền sân, nhưng về bản chất, chúng vẫn có những yêu cầu riêng nhất định.

Giày bóng rổ là loại giày thể thao phổ biến nhất trong giới học sinh. Chơi bóng rổ đòi hỏi bạn phải nhảy lên rất nhiều. Vì vậy, giày bóng rổ thường có cổ cao và tập trung nhiều vào khả năng chống sốc ở gót giày.

Bóng bàn không yêu cầu nhiều chuyển động tiến và lùi, nhưng lại cần di chuyển nhiều sang hai bên. Vì vậy, các loại giày bóng bàn chuyên dụng thường được thiết kế để tránh các lực tác động theo phương thẳng đứng và tránh tình trạng bong gân mắt cá chân do ngừng chuyển động quá đột ngột.

Trong khi đó, bóng chuyền đòi hỏi người chơi phải bật nhảy nhiều. Vì vậy, giày chuyên dụng khi chơi bộ môn này thường được thiết kế cổ cao để che chắn và bảo vệ khớp cổ chân.

Giày bóng rổ thường có cổ cao và tập trung nhiều vào khả năng chống sốc ở gót giày

Ngược lại, trong cầu lông, bạn cần di chuyển rất linh hoạt về mọi phía, ra trước, về sau, sang trái, sang phải và thậm chí là bật nhảy lên không trung. Vì vậy, giày cầu lông chuyên dụng thường được thiết kế xuyên tâm. Ngoài ra, giày phải bền, chống trơn trượt và ổn định suốt quá trình chơi.

Như người xưa đã từng nói: “Muốn làm việc hiệu quả thì cần có công cụ làm việc tốt và phù hợp”. Nếu một người chơi không cần phải lo lắng về các chấn thương, họ có thể tập trung hoàn toàn vào trận đấu của mình.

Nhìn chung, các loại giày chuyên dụng đều được thiết kế để phù hợp với từng môn thể thao nhất định. Thật không quá lời khi nói rằng giày cầu lông chuyên dụng trực tiếp và gián tiếp cải thiện thành tích trên sân của người chơi cầu lông.

Vì vậy, bạn nên chọn mua một đôi giày cầu lông phù hợp để giúp nâng cao hiệu suất chơi cầu cũng như bảo vệ đôi chân của mình tránh khỏi các chấn thương có thể gặp phải. Dù là giày chạy bộ hay giày chuyên dụng dành cho các môn thể thao khác thì cũng không thể cung cấp những đặc điểm phù hợp giúp hỗ trợ bạn trong quá trình chơi cầu lông.

Đăng bởi: Huyền Nguyễn

Từ khoá: Giày cầu lông chuyên dụng có phải là lựa chọn bắt buộc?

Những Chiến Thuật Giúp Bạn Thi Đấu Trong Cầu Lông

Là một vận động viên cầu lông không chỉ nắm tốt các kĩ thuật cơ bản thì cần phải có những kĩ năng riêng cho bản thân mình khi thi đấu. Với một  chiến thuật hợp lý, sẽ giúp mình hạ gục đối thủ và làm chủ trận đấu. Trong khi thi đấu, cả hai bên đấu thủ đều giấu những điểm yếu của mình, lấy điểm mạnh để tiêu giệt đối phương, vì vậy chúng ta cần trang bị riêng cho mình về chiến thuật thật kĩ.

1. Chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công

Phát cầu không chịu sự cản trở của đối phương, do đó người phát cầu có thể dựa vào luật thi đấu, tùy ý theo thói quen có thể vận dụng bất cứ phương thức nào để phát cầu sang bất cứ một điểm nào trên sân đỡ cầu của đối phương. Người giỏi về lợi dụng kỹ thuật phát cầu biến hóa là người có thể trước hết phát cầu để khống chế đối phương giành quyền chủ động, dùng phát cầu lao nhanh phối hợp với phát cầu gần lưới, tranh thủ tạo ra cơ hội chủ động tấn công ở lần đánh sau, tổ hợp thành chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trước (cướp tấn công).

2. Chiến thuật khai thác đường đánh chéo sân

Từ góc sân cuối bên này đến cuối góc lưới bên kia của một bên sân là quãng đường dài 8,47m. Khi bạn thực hiện cú đánh chéo cầu trả về phần cuối sân đối thủ, sau đó đón lại cú đánh của đối thủ và trả về góc lưới bên đối diện. Bạn sẽ ép đối phương di chuyển một quãng đường dài nhất nơi mà bạn đưa cầu tới vị trí mong muốn. Di chuyển này làm tốn nhiều thể lực và lộ rõ nhều khuyết điểm.

3. Chiến thuật tấn công sân sau ( cuối sân)

Sử dụng lại kỹ thuật đánh cao sâu hoặc cầu cao ngang, ép 2 góc cuối sân của đối phương, đẩy đối phương vào trạng thái bị động. Khi đối phương rơi vào thế cầu đánh sang không cao, thì ta liền chớp thời cơ tấn công đập cầu, treo cầu vào chỗ trống đối phương.

4. Chiến thuật khiến đối phương đánh trái tay

Phần lớn những pha tấn công của đánh cầu cuối sân trái tay không mạnh, đường cầu cũng tương đối đơn giản. Vì thế, khi thi đấu với các đối thủ có kỹ thuật đánh cầu cuối sân trái tay kém, thì không thể bỏ qua việc tăng cường tấn công ở khu vực đánh cầu trái tay cuối sân.

Trước hết cần kéo rộng vị trí của đối phương, làm cho khu vực trái tay của đối phương lộ ra chỗ trống. Sau đó thực hiện đánh cầu vào khu vực trái tay mà bạn mong muốn hướng tới.

5. Chiến thuật khiến đối phương đổi hướng chạy liên tục

– Chiều ngang sân là 6,10 mét. Nếu bạn ép được đối phương chạy qua chạy lại các góc này đến góc kia thì thực sự đối phương sẽ mau đuối sức và sau đó là cơ hội cho chính bản thân bạn, giúp bạn có thể quyết định được ra những đường cầu mà bạn muốn.

– Các bạn nên khai thác tất cả các hướng đánh có thể được và tuỳ theo tình huống trận đấu để đối phương khó phán đoán hướng đánh của mình đồng thời gây tiêu hao thể lực của đối thủ. Trong trường hợp đối phương có tốc độ di chuyển chậm khai thác các đường cầu chéo góc sân trên dưới sẽ mang lại nhiều ưu thế cho bạn những đường cầu tiếp theo.

6. Chiến thuật đánh vào 4 góc sân.

– Bạn phải ép đối thủ di chuyển càng xa vị trí giữa sân càng tốt, càng nhiều càng tốt. Bạn có thể tung ra những cú đánh cầu về các góc chính là đã buộc đối phương phải di chuyển quãng cách xa nhất có thể được nếu đối thủ ở vị trí giữa sân.

– Bạn phải luôn tìm cách đẩy đối thủ bật ra khỏi vị trí trung tâm của họ. Do đó duy trì được áp lực khiến đối phương phải liên tục di chuyển từ nhiều góc, góc này đến góc kia chính là điều kiện quyết định để bạn tự tạo ra cơ hội đánh cú kết thúc vào phần sân trống của đối phương.

7. Chiến thuật phòng thủ trước tấn công sau

Chiến thuật này có thể áp dụng vào những đổi thủ tấn công kém và thể lực yếu. Bắt đầu trận đấu dùng kỹ thuật đánh cầu cao sâu để dụ đối phương ra đòn tấn công, khi đó đối phương sẽ mải mê việc tấn công mà quên đi sự phòng thủ thì chúng ta đột ngột lập tức tung ra những cú tấn công. Cũng có thể thấy trong lúc thể lực đối phương giảm xuống, tốc độ di chuyển không còn được linh hoạt thì mới phát động tấn công. Đây là chiến thuật chờ đối thủ giảm hụt thể lực rồi mới thực hiện những cú tấn công uy lực quyết định để dành điểm chiến thắng cho bản thân.

8. Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lưới tấn công

Trước tiên, ở cuối sân dùng kỹ thuật đập nhẹ phối hợp với đánh treo cầu để ép cầu xuống dưới, điểm rơi cần lựa chọn ở phía 2 bên của sân đối phương, buộc đối phương bị động đánh trả. Nếu đối phương đánh trả cầu sát lưới, liền nhanh chóng di chuyển lên lưới vê cầu hoặc móc cầu chéo góc hoặc đẩy cầu ngang tốc độ nhanh. Nếu đối phương đánh trả bằng hất cầu co ở sát lưới, có thể lợi dụng trong lúc họ lùi về phòng thủ, sẽ trực tiếp đánh thẳng cầu vào người họ.

Đăng bởi: Hữu Thắng Phạm

Từ khoá: Những Chiến Thuật Giúp Bạn Thi Đấu Trong Cầu Lông

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!