Bạn đang xem bài viết Kinh Nguyệt Ra Ít Có Phải Mang Thai Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để trả lời câu hỏi “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không“, chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu có thai thường gặp.
Những dấu hiệu có thai phổ biến bao gồm:
Mất kinh nguyệt (vô kinh).
Căng tức ngực, tăng nhạy cảm vùng ngực.
Buồn nôn và nôn (dấu hiệu ốm nghén).
Đi tiểu nhiều lần.
Mệt mỏi.
Tâm trạng thất thường, trở nên nhạy cảm hơn. Một số người dễ tủi thân trong khi một số khác dễ cáu gắt.
Khẩu vị thay đổi. Thường gặp là thèm đồ ngọt hay thèm chua.
Có thể thấy vô kinh là một trong các dấu hiệu phổ biến và quan trọng nhất chỉ điểm thai kỳ. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng vô kinh không phải là kinh nguyệt ra ít mà là hoàn toàn không có kinh. Do trứng chín đã thụ tinh cùng tinh trùng tạo thành hợp tử rồi thành phôi thai. Vì vậy hiện tượng hành kinh không xảy ra.
Dù vậy, hiện tượng ra máu âm đạo lượng ít mà nhiều người nhầm lẫn thành “kinh nguyệt ra ít” có thể là một dấu chỉ quan trọng về thai kỳ. Bản chất của hiện tượng này là máu báo thai.
Khi sự thụ tinh xảy ra, phôi thai sẽ bám vào buồng tử cung để làm tổ. Điều này gây đứt vỡ các mạch máu nhỏ trên thành tử cung gây chảy máu âm đạo. Đây chính là máu báo thai. Như vậy, kinh nguyệt ra ít có khả năng là máu báo thai mà các chị em nhầm lẫn.
Chúng ta đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không“. Vậy làm sao để biết được lần ra máu âm đạo này là kinh nguyệt bình thường hay máu báo thai?
Vì cơ chế hoàn toàn khác với sự hành kinh nên tính chất của máu báo thai và kinh nguyệt cũng khác nhau. Thông thường, máu báo thai có các tính chất sau:
Thời gian xuất hiện khác với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Thường gặp nhất là ra máu âm đạo với số lượng rất ít. Đa phần biểu hiện bằng ra máu vài giọt dính băng. Hoặc vệt máu nhỏ dính quần lót.
Ra máu âm đạo kéo dài trong vài giờ. Đôi khi khoảng 1-2 ngày. Nếu hiện tượng ra máu âm đạo này kéo dài hơn thời gian hành kinh bình thường của bản thân, rất có thể đây không phải là máu báo thai.
Màu sắc của máu báo thai thường là hồng phớt hoặc nâu đậm. Ít khi có mùi và đặc biệt không gây ngứa, không gây đau rát. Dịch âm đạo gây ngứa, đau hay nóng rát thường là biểu hiện viêm nhiễm đường sinh dục.
Hiện tượng máu báo thai sẽ xảy ra từ 6 đến 14 ngày sau khi có quan hệ tình dục. Một trường hợp khác là có thụ tinh nhân tạo.
Ngoài trừ nhầm lẫn với máu báo thai, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến kinh nguyệt thực sự ra ít. Ở trường hợp này, câu trả lời cho “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không” là không.
Có thể phân loại các nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít theo hai nhóm sau:
Kinh nguyệt ra ít không do bệnh lý:
Tâm lý thay đổi thất thường ảnh hưởng đến sự hoạt động của nội tiết tố sinh dục.
Sinh hoạt không điều độ, làm việc quá sức. Thường xuyên chịu áp lực và căng thẳng.
Mất cân bằng dinh dưỡng: Béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Sử dụng viên uống tránh thai hằng ngày hoặc các biện pháp tác động đến nội tiết tố sinh dục.
Kinh nguyệt ra ít do bệnh lý:
Tình trạng thiếu máu. Thường gặp là thiếu máu do thiếu chất sắt trong chế độ ăn. Ngoài ra còn có thể thiếu máu do di truyền hay nhiều nguyên nhân khác.
Bệnh lý ở tử cung: Các tình trạng viêm nhiễm hoặc ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung.
Các vấn đề ở buồng trứng: Thường gặp nhất là hội chứng buồng trứng đa nang gây kinh thưa.
Lớp nội mạc tử cung mỏng: Bẩm sinh, do nạo phá thai nhiều lần hoặc các lần mang thai quá dày (dưới 6 tháng).
Cải thiện lối sống là một biện pháp tích cực cho những nguyên nhân không do bệnh lý
Xây dựng một thực đơn đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Duy trì cân nặng hợp lý. Không nên kiêng chất béo quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố sinh dục trong cơ thể.
Cân bằng thời gian học tập, làm việc và sinh hoạt. Lịch làm việc dày đặc sẽ gây áp lực lên cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tạo một số thói quen giải trí nho nhỏ mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thoải mái và ổn định hơn.
Giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong những ngày đèn đỏ ngăn ngừa viêm nhiễm vùng sinh dục.
Không nên mang thai quá dày (các lần mang thai cách nhau dưới 6 tháng).
Tuân thủ điều trị các bệnh nền sẵn có như: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, các vấn đề về gan…
Bổ sung viên sắt nếu đang có tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Thăm khám định kỳ để phát hiện các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt nên khám ngay khi có các rối loạn kinh nguyệt bất thường. Chích ngừa vaccine HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung.
Ra Nhiều Khí Hư Có Phải Mang Thai Hay Không?
Ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không là một vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Đặc biệt, đối với những cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì họ càng quan tâm hơn. Những đổi thay nhỏ trên cơ thể cũng khiến chị em nhạy cảm và nghĩ rằng họ có thai. Và triệu chứng ra khí hư cũng nằm trong số đó. Bài viết của Bác sĩ Trần Thế Minh sau đây sẽ trình bày rõ hơn về triệu chứng này để chị em tham khảo.
Khí hư còn gọi có tên gọi khác là dịch tiết âm đạo hay huyết trắng. Đây là một dạng dịch tiết được tạo ra do hormone Estrogen xuất hiện trong cơ thể nữ giới. Các bạn nữ khi bước vào giai đoạn dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động về mặt chức năng. Khi ấy, khí hư sẽ dần xuất hiện và ngày càng rõ nét hơn.
Huyết trắng sinh lý có vai trò cân bằng độ pH và duy trì độ ẩm của môi trường âm đạo. Nó có tác dụng bảo vệ cơ quan sinh dục nữ khỏi những vi khuẩn gây bệnh. Khí hư sinh lý thường có màu trắng trong, hơi dai, tương tự lòng trắng trứng và không có mùi hôi.
Thông thường, khí hư thường tiết nhiều hơn vào thời điểm rụng trứng, khi sắp đến ngày hành kinh, hoặc khi có cảm hứng tình dục,… Phụ nữ mang thai cũng gặp phải triệu chứng ra nhiều khí hư. Bởi vì sự thay đổi những hormon trong thai kỳ.
Phụ nữ khi mang thai thì khí hư cũng tăng tiết nhiều hơn. Nhưng dấu hiệu này không quá khác biệt đối với khí hư xuất hiện vào lúc trứng rụng. Tất cả các hiện tượng khí hư sinh lý đều có đặc điểm gần giống nhau. Vì vậy, không dễ dàng để xác định được ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không.
Nếu muốn muốn xác định mình đang có thai, bạn cần dựa vào các yếu tố khác đi kèm nữa. Chẳng hạn như: cơ thể mệt mỏi, dễ buồn nôn, trễ kinh, ăn không ngon miệng,…
Nếu ra khí hư kèm theo các dấu hiệu trên, bạn nên xác định có thai thông qua một trong những cách sau:
Sử dụng que thử thai để xác định.
Đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa.
Siêu âm xác định túi thai.
Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo nồng độ Beta – hCG.
Tốt nhất là bạn nên kết hợp nhiều phương pháp. Nếu đa số các phương pháp cho kết quả là bạn có thai. Đồng thời với hiện tượng ra nhiều khí hư thì khả năng bạn có thai gần như 100%.
Bên cạnh việc biết được ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không, bạn cũng nên biết những trường hợp khí hư bất thường. Khí hư có vai trò bảo vệ và ngăn cản vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho thai nhi. Trong những trường hợp bạn vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Điều ấy sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh nở, phát triển và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Nếu khí hư có biểu hiện bất thường như:
Khí hư có sự thay đổi về màu như màu xanh, vàng,…
Khí hư loãng như nước, hoặc đặc quánh như như keo,…
Kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy, đau mỗi lúc quan hệ,…
Bên cạnh việc biết được ra nhiều khí hư có phải mang thai, bạn cũng nên biết khí hư báo hiệu có thai như thế nào.
Số lượng khí hư ra nhiều hơn bình thườngKhí hư có số lượng nhiều hơn bình thường. Điều đó làm cho chị em cảm thấy vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt.
Khí hư có sự thay đổi nhẹ về màu sắcKhí hư khi mang thai sẽ có màu hơi ngả vàng hoặc trắng trong. Vì vậy, trước đó, bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai. Sau đó, bạn nhận thấy khí hư ra nhiều, màu hơi vàng thì rất có thể bạn đã mang thai.
Khí hư loãng, dính và nhầy hơnNồng độ hormon thay đổi. Buồng trứng và lớp nội mạc tử cung thay đổi chức năng để bào thai làm tổ. Đây là nguyên nhân làm cho khí hư loãng, dính hơn và nhầy hơn.
Khí hư khi có thai không thay đổi nhiều về mùi
Khi mang thai, khí hư không có mùi khác lạ hoặc chỉ hăng nhẹ. Đồng thời không gây cảm giác ngứa tại cơ quan sinh dục. Bạn hãy kèm theo test nhanh bằng que thử, xét nghiệm máu hoặc siêu âm. Từ đó có thể xác định khả năng mình mang thai.
Nắm bắt được ra nhiều khí hư có phải mang thai không, bạn cũng nên biết cách ứng phó với tình trạng ra nhiều khí hư. Bao gồm:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
Chọn dung dịch vệ sinh ít gây kích ứng, có độ pH phù hợp.
Hạn chế mặc các loại quần lót chật, không thoáng mát.
Không nên tự ý thụt rửa âm đạo mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức.
Hy vọng qua bài viết này, chị em sẽ biết được ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không. Từ đó, các bạn sẽ biết cách xác định có thai khi có sự thay đổi của khí hư. Đồng thời biết được những trường hợp khí hư bệnh lý để kịp thời điều trị.
U Xơ Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
U xơ tử cung thường không được chú ý tới. Chúng không phải lúc nào cũng có dấu hiệu và triệu chứng. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, dấu hiệu chính của u xơ tử cung là chảy máu bất thường. Máu này dưới dạng máu kinh ra nhiều hoặc kéo dài.
Đau bụng, tương tự như đau bụng kinh.
Đau khi quan hệ tình dục.
Thiếu máu do chảy máu nhiều hoặc kéo dài.
Chảy máu giữa các kỳ kinh.
Các triệu chứng về đường tiêu hoá, chẳng hạn như táo bón.
Tăng nhu cầu đi tiểu, nếu khối u xơ gây áp lực lên bàng quang.
Phụ nữ cũng có thể gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc đau lưng. Tuy nhiên triệu chứng này tương đối không phổ biến.
U xơ tử cung hầu hết không gây biến chứng nào ở phụ nữ. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2010 cho thấy có từ 10 – 30% phụ nữ bị u xơ tử cung phát triển biến chứng khi mang thai. Đau là triệu chứng thường gặp nhất mà u xơ tử cung gây ra. Nó thường gặp ở phụ nữ có khối u xơ lớn hơn 5 cm và đang ở trong 6 tháng cuối mang thai.
U xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, bao gồm:
Hạn chế sự phát triển của thai nhi. Khối u lớn có thể ngăn cản thai nhi phát triển đầy đủ. Bởi lẽ nó làm giảm không gian trong bụng mẹ.
Nhau bong non. Điều này xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung. Nhau bong non làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho thai nhi.
Sinh non. U xơ tử cung có thể gây đau. Nó sẽ là tác nhân kích thích co thắt tử cung. Vì vậy có khả năng nó khiến bạn phải sinh sớm.
Đẻ mổ.
Thế sinh ngược.
Sảy thai.
Phần lớn, u xơ không thay đổi về kích thước khi mang thai. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chúng thay đổi kích thước. Trong thực tế, 1/3 u xơ tử cung có thể phát triển trong 3 tháng đầu. Sự phát triển của tuyến giáp có thể bị ảnh có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen tăng lên trong thai kỳ. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, u xơ tử cung có thể nhỏ lại vào thời kỳ mang thai. Theo một nghiên cứu 2010, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có 79% u xơ tử cung xuất hiện trước khi mang thai sẽ giảm kích thước sau khi sinh.
Nhiều phụ nữ mắc u xơ tử cung có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên một số trường hợp, u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ví dụ, u xơ tử cung dưới niêm mạc. Nó có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc sẩy thai.
Nếu bạn đang mắc u xơ tử cung và lo sợ ảnh hưởng đến việc mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ về kích thước hoặc vị trí khối u xơ của bạn. Hỏi xem liệu u xơ có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp điều trị u xơ để giúp cải thiện khả năng mang thai của bạn.
Điều trị u xơ tử cung khi mang thai bị hạn chế vì nguy cơ cho thai nhi. Nghỉ ngơi tại giường, uống nước và dùng thuốc giảm đau để giúp bạn có thể kiểm soát được triệu chứng của nó. Trong một số rất hiếm trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ cơ có thể được thực hiện ở phụ nữ nửa sau của thai kỳ. Thủ thuật này loại bỏ các khối u xơ từ bên ngoài tử cung hoặc từ bên trong thành tử cung trong khi vẫn giữ nguyên tử cung. Các khối u xơ phát triển trong không cổ tử cung thường được giữ nguyên. Vì nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi.
Nếu bác sĩ có thể xác định u xơ tử cung trước khi mang thai, họ có thể điều trị chúng trước khi người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các pháp pháp này chỉ là tạm thời và có thể không hiểu quả. Các phương pháp có thể tiến hành là:
Liệu pháp hormone.
Phẫu thuật cắt bỏ khôi u xơ.
Điều trị siêu âm cường độ cao.
Gây thuyên tắc khối u xơ tử cung, là một thủ thuật giúp hạn chế mạch máu nuôi cung cấp cho khối u xơ tử cung.
Các khối u xơ tử cung khi mang thai là phổ biến. Hầu hết, các khối u sẽ không gây ra hậu quả gì và không cần điều trị. Tuy nhiên đôi khi chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng một lối sống lành mạnh có thể gảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu có thể, phụ nữ nên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các khối u xơ tử cung và điều trị trước khi mang thai.
Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong.
Vì Sao Một Vài Bà Mẹ Mang Thai Không Nghén, Có Nguy Hiểm Không?
Trên thực tế, cơ địa của mỗi một người phụ nữ sẽ không giống nhau. Vì vậy mà những biểu hiện trong thai kỳ của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, triệu chứng ốm nghén sẽ không xảy ra ở một số thai phụ.
Mang thai không nghén là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, một số mẹ bầu không nghén có thể ăn uống ngon miệng và có sức khỏe tốt hơn bình thường.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mang thai không nghén sau đây:
Do cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormoneTheo các nhà khoa học, cơ chế gây ra ốm nghén cho đến hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tình trạng này được cho là sự kết hợp của các yếu tố như hormone, di truyền, tâm lý, thiếu vi chất,… Nhưng cơ chế thay đổi hormone được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ốm nghén.
Hormone Human Chorionic Gonadotropin (HCG) – hormone thai kỳ được tạo ra bởi các tế bào nhau thai và có vai trò quan trọng trong thai kỳ. Nồng độ HCG càng cao thì triệu chứng nghén sẽ nặng hơn, đặc biệt là đối với các mẹ bầu mang đa thai.
Bên cạnh đó, một số hormon như estrogen, progesterone sẽ bị thay đổi trong thai kỳ và gây nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có cơ địa thích nghi tốt với sự thay đổi của hormone hoặc mang một số yếu tố về mặt di truyền sẽ không bị nghén khi mang thai.
Do môi trường bên ngoài, hoàn cảnh, công việcMột số mẹ bầu trong thai kỳ bị áp lực bởi công việc hoặc căng thẳng quá mức sẽ không nhận ra mình đang bị nghén. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu thích nghi nhanh với những thay đổi hoặc hay tập trung vào các vấn đề khác cũng có thể không bị ốm nghén khi mang thai.
Các mẹ bầu không nên lo lắng quá nhiều về vấn đề nghén hay không nghén để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mà cần phải phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sự phát triển tốt nhất thai nhi.
Mang thai không nghén có nguy hiểm không?Mang thai không nghén là trạng thái hoàn toàn bình thường. Thậm chí, mang thai không nghén sẽ khiến bạn cảm thấy may mắn hơn vì không gặp tình trạng khó chịu như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt… dẫn đến suy nhược cơ thể, căng thẳng như một số thai phụ khác.
Như vậy, các mẹ bầu mang thai không nghén có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề này. Vì trong trường hợp này thai nhi vẫn phát triển bình thường, cơ thể mẹ cũng khỏe mạnh và nhiều sinh lực do bạn có thể ăn uống ngon miệng hơn.
Mang thai không nghén có nguy cơ sảy thai không?Mặc dù hầu hết các trường hợp mang thai không nghén là trạng thái bình thường. Tuy nhiên, một số thai phụ không ốm nghén do nồng độ hormone của họ thấp hơn bình thường và dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý nếu các triệu chứng ốm nghén xảy ra mạnh mẽ nhưng lại đột ngột biến mất thì nguy cơ sảy thai sẽ rất cao. Đặc biệt là việc ốm nghén đột ngột biến mất từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 11 của thai kỳ.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ bầu nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Advertisement
Mang thai không nghén sẽ sinh con kém thông minh?
Trên thực tế, nhận định con kém thông minh do mẹ bầu mang thai không nghén là hoàn toàn không có cơ sở. Việc con thông minh sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, quá trình dưỡng thai và môi trường phát triển.
Do đó, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh mang thai không nghén sẽ sinh con kém thông minh. Vì vậy, các mẹ bầu nên ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để luôn đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất có thể.
Kế Hoạch Mang Thai: Tôi Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Kiểm tra sức khỏe của vợ chồng là điều cần thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Các vấn đề cần quan tâm bao gồm các bệnh mãn tính, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và máu.
Các bệnh mạn tính tiềm ẩn nếu phát hiện kịp thời có thể điều trị và giảm nguy cơ đối với thai kỳ. Đó có thể là bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, viêm gan, lao, động kinh, rối loạn tâm thần,… Ngoài ra, tư vấn trước mang thai có thể giúp phát hiện các vấn đề di truyền, đột biến gen, dị tật thai nhi.
Vợ chồng cũng cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện một số bệnh lây truyền qua máu như Viêm gan B, HIV. Cũng như một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: HIV, Chlamydia, Lậu, Giang mai.
Riêng đối với người mẹ, các vấn đề về bệnh phụ khoa hoặc các bất thường về cơ quan sinh sản cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai và sức khỏe thai kỳ.
Trong vòng 6 tháng trước khi mang thai, người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn. Thực hiện chế độ ăn hợp lý, đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng). Mục tiêu đạt chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường từ 18,5 – 23 hoặc có cân nặng ít nhất là trên 40 kg.
Trong vòng 3 tháng trước mang thai và cho đến khi sau sinh 1 tháng, mẹ cần uống viên sắt và acid folic. Việc sẽ giúp tránh bị dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Người mẹ cũng cần sử dụng muối iôt, bột canh iod trong các bữa ăn hàng ngày.
Người mẹ và mọi người trong gia đình cần thực hiện tẩy giun. Uống thuốc cùng lúc trong 2 tháng trước mang thai để tránh lây nhiễm chéo.
Người mẹ cần thực hiện chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, kể cả thuốc. Đặc biệt là kháng sinh mạnh và các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
Trong 6 tháng trước mang thai, người mẹ và chồng cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích. Nếu không, những chất này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật cho thai nhi.
Trong 3 tháng trước mang thai, cần ngừng tránh thai bằng thuốc. Thay vào đó, hãy sử dụng bao cao su.
Các loại vacxin bạn cần quan tâm khi có kế hoạch mang thai đó là uốn ván, cúm, rubella,…
Vaccin phòng uốn ván cần được tiêm cho phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi. Ngoài ra, trong thai kỳ cũng cần thiết các mũi nhắc lại.
Trong 3 tháng trước khi mang thai, cần tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella. Vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cao.
Phụ nữ có thai có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B và đã âm tính với virus viêm gan B khi thực hiện xét nghiệm thì nên tiêm vắc-xin viêm gan B. Có tổng cộng 3 mũi tiêm. Mũi đầu tiên tại thời điểm được chỉ định. Mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng. Cuối cùng là mũi thứ 3 sau mũi thứ nhất 6 tháng.
Đây có lẽ là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm nhất. Các phương pháp có thể bao gồm tự nhiên, thụ tinh nhân tạo,… Tùy tình trạng sức khỏe của vợ chồng mà có thể đưa ra lời khuyên.
Phương pháp thụ thai tự nhiên, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn sẽ được hướng dẫn xác định thời gian có khả năng thụ thai cao nhất theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng cần lập đồ thị biểu diễn nhiệt độ cơ thể, chú ý đến tiết chất nhầy âm đạo.
Thời gian trung bình của một thai kỳ bình thường dao động từ 38 – 40 tuần. Có thể dựa vào đây để tính toán ngày thụ thai và ngày dự sinh phù hợp. Việc chuẩn bị tâm lý, thời gian, kinh tế,… cũng cần được quan tâm.
Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 35: Ăn Uống Như Thế Nào?
Đến tuần thứ 35, thai nhi đã dần hoàn thiện các bộ phận và chỉ tập trung vào việc phát triển cân nặng. Do đó các mẹ bầu cần chú trọng chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 35 để cung cấp đầy đủ dưỡng chất hỗ trợ thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 35
– Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa: Thay vì ăn ba bữa lớn, kèm thêm vài bữa ăn phụ, bà bầu nên ăn 6 bữa/ngày. Dù muốn hay không, ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ, bắt buộc bạn sẽ phải ăn thử theo cách này để giảm bớt những khó chịu do hormone nội tiết tố gây ra, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai. Những cơn buồn nôn bất thình lình sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bà bầu ăn 6 bữa/ngày. Với phương pháp chia nhỏ khẩu phần ăn, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công.
– Vitamin cần thiết cho những tháng cuối của thai kỳ: Vitamin rất cần thiết cho thai phụ những tháng cuối thai kỳ. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn. Vitamin B các loại, axit folic…
Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung lượng thực phẩm sau:
– Ngũ cốc (Chọn loại nguyên hạt là tốt nhất): 6 đến 11 phần.
– Trái cây: 2 đến 4 phần.
– Rau: Từ 4 phần trở lên.
– Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần.
– Các thực phẩm giàu đạm: 3 phần mỗi ngày.
– Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày.
Tuần thai thứ 35 không nên ăn gì?
Trong chế độ dinh dưỡng tuần 35, các chị em thai phụ cần nói “không” với:
– Đồ ăn tái sống: Khẩu hiệu “không ăn đồ tái sống khi mang thai” chắc chắn các mẹ đã nghe rất nhiều lần từ khi bắt đầu bầu bí nhưng nhiều mẹ nghĩ rằng đến giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Thực tế thì mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Chị em cũng nên nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản.
– Thức ăn nhiều dầu mỡ: Bạn nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở.
– Đồ ăn cay: Những món ăn cay có thể tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải. Tránh những món quá cay vì chúng có thể khiến mẹ bầu gặp phải những vấn đề về dạ dày và ruột. Bạn không chỉ cảm thấy khó chịu mà ăn quá nhiều thực phẩm này cũng ảnh hưởng không tốt với thai nhi đang phát triển.
Dinh dưỡng cho bà bầu luôn là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý hơn trong vấn đề ăn uống vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nguyệt Ra Ít Có Phải Mang Thai Không? trên website Gxpp.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!